Combo du lịch giá rẻ: Làm thế nào để tránh "dính bẫy" lừa đảo?

Đối với những combo hấp dẫn thì người dân phải thận trọng, tìm hiểu công ty đó, đề nghị xuất trình hợp đồng, hợp tác... giấy xác nhận của các khách sạn ký hợp đồng, check lại thông tin từ đối tác của họ.

Combo du lịch giá rẻ: Làm thế nào để tránh "dính bẫy" lừa đảo? - 1 Một trong vô vàn mời chào combo du lịch giá rẻ trên mạng. Ảnh chụp màn hình Dính bẫy vì ham của rẻ

Hè tới, nhiều người muốn cùng gia đình, bạn bè đi "đổi gió" hậu giãn cách vì mấy tháng COVID-19 tù túng. Do đó, cho dù có thể từng biết thông tin về việc mua combo bị bùng tiền, lừa đảo nhưng đôi khi vì một phút lơ là, thiếu chủ quan trong khi những người bán thì chiêu trò, tinh vi, đánh trúng tâm lý ham rẻ nên nhiều người dễ sa "bẫy".

Về dấu hiệu nhận biết combo du lịch chuẩn, ông Dương Tuấn Hoàng – Giám đốc một công ty lữ hành ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, điểm dễ nhận thấy nhất là mỗi combo du lịch thường bao gồm vé máy bay và khách sạn hoặc có thể thêm một số dịch vụ đính kèm như đưa đón sân bay, khu vui chơi… do các công ty du lịch, đại lý hay cá nhân bán với mức giá ưu đãi quảng cáo lên tới 50%, 70%. Song, cổ nhân đã có câu "tiền nào, của nấy", "của rẻ là của ôi", nếu không tỉnh táo, khách hàng dễ hoa mắt vì giá rẻ nên nhanh chóng sập bẫy.

Trường hợp phòng vé Anh Anh ở 66X Núi Trúc vừa qua, “leader" (lãnh đạo) của một hội nhóm chuyên bán combo du lịch tổng kết: "Phòng vé Anh Anh đã tạo một group khoảng 50 đại lý cấp dưới bán combo. Mỗi combo có tiền hoa hồng là 1 triệu/combo. Chuyện được phát hiện từ facebook một "mẹ bỉm" là cộng tác viên do muốn giúp chồng trang trải qua dịch nên nhận bán tổng combo 27 triệu đồng. Chị khách sau đó bóc phốt bắt đền gấp đôi số tiền nên mọi chuyện mới lùm xùm trên cộng đồng mạng…"

Combo du lịch giá rẻ: Làm thế nào để tránh "dính bẫy" lừa đảo? - 2 Một điểm bán combo du lịch giá rẻ tại Hà Nội đã đột ngột đóng cửa

Theo "leader" này, tổng đại lý gọi là F0 sẽ thả ra vài booking giá siêu rẻ cho combo vé máy bay và khách sạn 5 sao để "câu" những booking khác lớn hơn. Khách ham rẻ mua xong đi về làm luôn cộng tác viên cho F0, cứ thế dắt nhau vào "ma trận" không biết đến tận F mấy đầu quân. Họ gom đơn cho đến một ngày F0 bùng trốn rồi thì tất cả F1, F2, F3, F4… mới ngã ngửa đã bị lừa, cuối cùng cũng vì đánh vào lòng tham còn giá sàn là chung, đâu thể rẻ giật mình được.

Khuyến cáo việc mua combo du lịch giá rẻ

Trước việc trên, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an cho hay, hiện tại đơn vị chưa nhận được trình báo nào, song đó là thẩm quyền điều tra của cơ quan công an cấp huyện, quận, địa phương. Người dân cứ chuyển trình báo đó, cơ quan chức năng địa phương sẽ có trách nhiệm xác minh.

Về chế tài xử lý đối với các đối tượng có hành vi lừa đảo combo du lịch, Luật sư Nguyễn Tiến Hòa – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, người dân khi thấy dấu hiệu lừa đảo cần phản ánh ngay sự việc tới cơ quan công an để được can thiệp, giải quyết kịp thời. Trong quá trình giao dịch với bên bán combo, người dân cần lưu lại các tin nhắn, thư điện tử, hóa đơn chuyển tiền…để làm bằng chứng sau này.

Khi nhận được phản ánh, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra xem người bán combo du lịch có thực hiện hành vi lừa đảo, có dấu hiệu bỏ trốn hay không, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Với những combo giá quá rẻ mà khởi hành vào các dịp cao điểm như hè, cuối tuần, du khách cũng nên cẩn trọng, xác thực thông tin đơn vị bán có thật sự uy tín hay không bằng cách so sánh giá combo với giá book lẻ máy bay, khách sạn; yêu cầu code vé máy bay để tự kiểm tra tình trạng vé trên trang web của hãng hàng không.

(T/h) None

Tin liên quan

Tin mới nhất