Bé gái 7 tuổi sốt cao cả tuần, mắc bệnh nghiêm trọng vì người mẹ bất cẩn làm điều này

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém vì vậy bố mẹ nên chú ý chăm sóc đặc biệt cho con, tránh việc trẻ vô tình nhiễm bệnh. 

Bé gái 7 tuổi sốt cao cả tuần, mắc bệnh nghiêm trọng vì người mẹ bất cẩn làm điều này - 1

Một bé gái 7 tuổi ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc bị sốt ở nhà suốt một tuần, sau đó được bố mẹ đưa đến bệnh viện khám, trên amidan có những nốt mủ, hai bên và hạch ở cổ sưng to như lòng đỏ trứng gà, cuối cùng cô bé được chẩn đoán là nhiễm virus Epstein-Barr (EBV).

Nguyên nhân được xác định là do bố mẹ của cô bé chưa chú ý đến vấn đề vệ sinh, khi ăn thường nếm trước rồi đút cho trẻ, hoặc hôn miệng trẻ khi cơ thể đang ốm khiến trẻ vô tình bị nhiễm virus này.

Thực tế, chúng ta đã từng nhấn mạnh không cho bé dùng chung bát đũa, không nhai thức ăn để đút cho bé, không hôn trực tiếp miệng bé nhưng nhiều bậc bố mẹ đôi khi không thể kiểm soát được những tình huống bất ngờ nên nên vô tình hôn hoặc để người lạ đang nhiễm bệnh tiếp xúc gần với trẻ. 

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém, vì vậy bố mẹ nên chú ý chăm sóc đặc biệt cho con, tránh việc trẻ vô tình nhiễm bệnh. 

Bé gái 7 tuổi sốt cao cả tuần, mắc bệnh nghiêm trọng vì người mẹ bất cẩn làm điều này - 2

Vi rút Epstein-Barr là gì?

Virus Epstein-Barr là một loại virus herpes ở người và dễ lây lan. Nhiều người gọi EBV là “virus nụ hôn” vì nó chủ yếu lây truyền qua nước bọt.

EBV là một loại herpesvirus được gọi là herpesvirus 4. Hầu hết các trường hợp EBV không gây ra triệu chứng. Các trường hợp khác, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và thanh niên, dẫn đến bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng .

Nhiễm virus Epstein-Barr là bệnh truyền nhiễm phổ biến, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể bị nhiễm.

Điểm khác biệt là người lớn sức đề kháng mạnh hơn, sau khi nhiễm vi rút EBV thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên không biết mình đã nhiễm vi rút.

Bé gái 7 tuổi sốt cao cả tuần, mắc bệnh nghiêm trọng vì người mẹ bất cẩn làm điều này - 3

Nhiều bà mẹ có thói quen hôn trực tiếp vào miệng con, điều này làm tăng nguy cơ trẻ nhiễm khuẩn.

Nhưng đối với trẻ nhỏ thì khác, và các triệu chứng thường rõ ràng hơn. Trẻ bị nhiễm virus Epstein-Barr thường có biểu hiện sốt, hạch to, viêm amidan hầu, gan lách to và phát ban. Trên lâm sàng được gọi là bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, còn được gọi là "bệnh hôn".

Nhiều trẻ có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, đau họng, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, đau cơ trước khi xuất hiện các triệu chứng trên.

Ngoài ra, virus Epstein-Barr cũng có liên quan đến nhiều bệnh và cũng có thể gây ra sự xuất hiện của các khối u ác tính khác nhau, chẳng hạn như ung thư biểu mô vòm họng và ung thư hạch ở trẻ em.

Thông thường, người nhiễm EBV cấp tính nói chung sẽ tự lành trong vòng 1 đến 2 tuần. Trường hợp một số trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn có thể để lại một số biến chứng nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần của trẻ, lúc này bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Bé gái 7 tuổi sốt cao cả tuần, mắc bệnh nghiêm trọng vì người mẹ bất cẩn làm điều này - 4

Vậy bố mẹ làm thế nào để biết con có bị nhiễm vi rút EBV hay không?

Bố mẹ không thể tự chẩn đoán nhiễm vi rút EBV tại nhà mà cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của trẻ mà đưa ra các xét nghiệm tương ứng như xét nghiệm máu định kỳ, xét nghiệm kháng thể vi rút EBV, xét nghiệm axit nucleic của vi rút EBV... để phán đoán trẻ có bị nhiễm vi rút EB hay không.

Nếu một đứa trẻ bị nhiễm vi-rút Epstein-Barr mãn tính, cần phải kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u. Sau khi điều trị triệu chứng tích cực, bệnh có thể tự thuyên giảm.

Bé gái 7 tuổi sốt cao cả tuần, mắc bệnh nghiêm trọng vì người mẹ bất cẩn làm điều này - 5

Trẻ bị nhiễm virus Epstein-Barr thường có biểu hiện sốt, hạch to, viêm amidan hầu, gan lách to và phát ban.

Nhưng vẫn có một số trẻ, bệnh tiến triển nhanh chóng. Những trẻ này thường có khả năng tự miễn dịch khá thấp, hoặc bệnh không được điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu dẫn đến viêm nhiễm toàn thân, có thể diễn biến nhanh thành suy đa tạng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy các chuyên gia nhắc nhở rằng, dù bệnh nhẹ hay nặng, trong thời gian bị bệnh, trẻ cần chú ý nghỉ ngơi, không để quá mệt mỏi, đồng thời không đến những nơi không khí lưu thông kém.

Bé gái 7 tuổi sốt cao cả tuần, mắc bệnh nghiêm trọng vì người mẹ bất cẩn làm điều này - 6

Làm thế nào để ngăn ngừa vi rút EB?

Các vắc-xin liên quan vẫn đang được nghiên cứu, vì vậy bố vẫn phải phòng ngừa nhiễm virus EBV cho con trong cuộc sống hàng ngày. Bố mẹ có thể bắt đầu từ các khía cạnh sau.

Bé gái 7 tuổi sốt cao cả tuần, mắc bệnh nghiêm trọng vì người mẹ bất cẩn làm điều này - 7

Không hôn miệng trẻ: Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, do đó, việc chăm sóc trẻ kỹ lưỡng hơn trong những tuần đầu tiên là rất quan trọng. Tiếp xúc với bất kỳ loại virus và vi khuẩn nào cũng có thể đe dọa tính mạng của bé.

Vì vậy để tránh lây truyền vius khiến trẻ nhiễm bệnh, bố mẹ hoặc người thân nên hạn chế hôn trực tiếp vào miệng của con. 

Dụng cụ ăn uống của trẻ nên để riêng: Dụng cụ ăn uống nên để riêng, hình thành thói quen sử dụng đũa, thìa tại nhà. Đồng thời, cần lưu ý không được nhai thức ăn để cho trẻ ăn.

Người lớn đang ốm tránh tiếp xúc với trẻ: Nếu bản thân bố mẹ nhiễm virus nào đó thì tốt nhất nên tích cực đeo khẩu trang, trong thời gian nhiễm bệnh không được tiếp xúc gần với con.

Trẻ và người chăm sóc cần rửa tay thường xuyên: Trẻ em và người chăm sóc cần rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, phòng ngừa “bệnh từ miệng”.

Rèn cho trẻ thói quen vận động, tập thể dục từ nhỏ: Nên rèn luyện cho trẻ thói quen tập thể dục, kiên trì tập thể dục phù hợp hàng ngày, nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ.

Bé gái 7 tuổi sốt cao cả tuần, mắc bệnh nghiêm trọng vì người mẹ bất cẩn làm điều này - 8

Nên rèn luyện cho trẻ thói quen vận động, kiên trì tập thể dục phù hợp hàng ngày, nâng cao khả năng miễn dịch.

Đảm bảo trẻ có chế độ dinh dưỡng cân bằng: Bố mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con, cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, cân bằng, cần tập cho trẻ thói quen không kén ăn, để nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ.

Làm được những điều trên, vừa tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, vừa có thể tránh được khả năng mắc một số bệnh nhiễm trùng một cách hiệu quả.

Virus Epstein-Barr là loại virus phổ biến trong đời sống, đa số trường hợp không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Miễn là bố chú ý hơn trong cuộc sống hàng ngày và phát triển những thói quen tốt, có thể tránh được nhiễm trùng. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt kéo dài và sưng hạch bạch huyết, hãy đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết "Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Báo Hà Nội mới vừa tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T