Đứa trẻ có kỷ luật và không kỷ luật từ nhỏ sẽ có hai cuộc sống khác nhau sau 12 tuổi
Các đặc điểm tính cách về tốt và xấu hầu như đều bộc lộ sau 12 tuổi, vì vậy chuyên gia khuyên bố mẹ nên đặt ra nguyên tắc kỷ luật sớm.
Trước 12 tuổi là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành các giá trị nhân cách của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn đúng đắn và kỷ luật nghiêm khắc, nhằm hướng dẫn trẻ hình thành thói quen tốt.
Các chuyên gia giáo dục đặt ra giả thuyết về sự khác biệt giữa trẻ nuôi dưỡng trong môi trường kỷ luật phù hợp và không kỷ luật, các đặc điểm tính cách về tốt và xấu hầu như đều bộc lộ sau 12 tuổi.
Tuy nhiên, việc nghiêm khắc không phải là quát mắng hay trừng phạt, mà cần có phương pháp ứng dụng hợp lý.
Theo đó, có “ba không” và “ba phải” của kỷ luật nghiêm khắc, bố mẹ nên tuân thủ, nhằm tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển thành công trong tương lai.
3 điều không nên vội áp dụng khi dạy con
Đừng đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ một cách vô điều kiện
Nếu bố mẹ luôn đáp ứng mọi nhu cầu một cách vô điều kiện, trẻ dần hình thành quan niệm “cả thế giới phải vâng lời mình.” Sự nuông chiều này dẫn đến việc trẻ không nhận thức được giá trị của sự nỗ lực và trách nhiệm cá nhân. Khi tất cả mọi thứ đều được cung cấp mà không cần phải cố gắng, sẽ có xu hướng trở nên đòi hỏi và thiếu kiên nhẫn.
Khi phạm lỗi, khó để trẻ vâng lời bố mẹ trong việc kỷ luật. Trẻ cảm thấy rằng chúng có quyền yêu cầu mọi thứ mà không cần phải chấp nhận hậu quả của hành động.
Khi trẻ lớn lên, có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ và làm việc nhóm, vì không hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe và hợp tác với người khác.
Vì vậy, bố mẹ không nên thỏa mãn yêu cầu của trẻ vô điều kiện. Thay vào đó, việc thiết lập những giới hạn và quy tắc rõ ràng là rất cần thiết.
Đừng đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ một cách vô điều kiện.
Không sử dụng bạo lực bằng lời nói
Nhiều bậc bố mẹ vô thức dùng bạo lực bằng lời nói khi con mắc lỗi:
"Mẹ đã nói với con rất nhiều lần, không nhớ sao, thật là ngốc mà"
"Lần sau nếu đạt điểm kém thì đừng về nhà nữa"...
Trên thực tế, những lời đe dọa không có tác dụng trong việc kỷ luật, ngược lại tạo ra gánh nặng về tâm lý hoặc khơi dậy tính nổi loạn của trẻ.
Vì vậy, khi giáo dục trẻ, bố mẹ nên có những cuộc trò chuyện cởi mở, tích cực, nên thảo luận thẳng thắn, giúp trẻ nhận thức rõ hơn.
Bố mẹ không nên trút những cảm xúc tiêu cực lên con
Bố mẹ có những cảm xúc tiêu cực là điều bình thường, nhưng khi những cảm xúc tiêu cực xung đột với lỗi lầm của trẻ, bố mẹ nên xử lý cảm xúc của chính mình trước, sau đó đến việc kỷ luật.
Điều này nhằm giúp bố mẹ giữ được sự bình tĩnh, tạo ra một môi trường an toàn và tích cực. Khi bố mẹ kiểm soát cảm xúc tốt, sẽ dễ dàng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn, đưa ra những quyết định hợp lý.
Bố mẹ không nên trút những cảm xúc tiêu cực lên con.
Nếu trẻ kỷ luật bằng cảm xúc, bố mẹ sẽ dễ dàng bỏ qua mục đích ban đầu, dùng trẻ làm đối tượng để trút bỏ cảm xúc. Trong những khoảnh khắc căng thẳng, các bậc phụ huynh có thể vô tình thể hiện sự tức giận, thất vọng hoặc mệt mỏi một cách thái quá, điều này khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và không hiểu rõ lý do tại sao bị phạt.
Thay vì học được bài học, trẻ cảm thấy sợ hãi hoặc xấu hổ, không giúp ích gì cho sự phát triển tâm lý và nhân cách.
3 điều thiết yếu cần áp dụng kỷ luật phù hợp
Đặt ra quy tắc ngay từ khi còn nhỏ
Bố mẹ nên đặt ra những quy tắc trước khi trẻ được 3 tuổi. Bởi giai đoạn này trẻ chưa hình thành khả năng tự nhận thức nên sẽ sẵn sàng vâng lời hơn.
Khi xây dựng quy tắc, không cần phải tỉ mỉ nhưng không thể thay đổi hướng đi chung.
Ví dụ, trẻ không được thể nói dối, nên đặt sự an toàn lên hàng đầu, không đánh người khác...
Khi bố mẹ đặt ra các quy tắc sớm, càng dễ điều chỉnh nếu trẻ phạm lỗi.
Đặt ra quy tắc ngay từ khi còn nhỏ.
Khi vi phạm nội quy sẽ bị phạt
Khi trẻ vi phạm các quy tắc, bố mẹ cũng nên có hình phạt phù hợp, hướng trẻ nhận ra hậu quả của hành động sai và rèn tính trách nhiệm. Đây không chỉ là cách để trừng phạt, mà còn là một cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển.
Những hình phạt này cần phải mang tính giáo dục, giúp trẻ hiểu rõ vì sao hành động, những hậu quả mang lại.
Ví dụ, nếu trẻ quên làm bài tập về nhà hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ dành thêm thời gian vào buổi tối để hoàn thành công việc đó, thay vì cho phép trẻ xem TV hay chơi game.
Hình phạt này giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc hoàn thành trách nhiệm, khuyến khích phát triển thói quen tổ chức và quản lý thời gian.
Bố mẹ nên làm gương
Khi bố mẹ làm gương, trẻ biết rằng mọi người đều có những quy tắc phải tuân theo, không ai là ngoại lệ.
Ví dụ, khi trẻ thấy bố mẹ tuân thủ đến đúng giờ trong các cuộc hẹn, sẽ hiểu rằng sự tôn trọng và trách nhiệm là những giá trị cần thiết trong cuộc sống.
Thực tế, mọi nền giáo dục đều là giáo dục về tình yêu. Tình yêu này không chỉ đơn thuần là sự chăm sóc vật chất hay những lời nói ngọt ngào, mà còn là sự hướng dẫn và rèn luyện.
Bố mẹ nên làm gương.
Tình yêu này không chỉ có sự mềm mại, mà cần linh hoạt và tiết chế. Bố mẹ cần phải tìm ra sự cân bằng giữa việc thể hiện yêu thương, cũng như việc thiết lập các giới hạn cần thiết cho trẻ.
Trẻ cần hiểu rằng hành động có thể dẫn đến những hậu quả cụ thể, và nhất quán trong cách kỷ luật sẽ giúp trẻ an toàn, hiểu rõ những gì được mong đợi.
Bình luận