Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 6): Nền giáo dục hiện đại - Chủ thể

Chủ thể của nền giáo dục hiện đại là trẻ em hiện đại, sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Trẻ em hiện đại là nhân vật lịch sử lần đầu tiên xuất hiện, với tầm triết học cao nhất mọi thời đại trong quá khứ.

Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 5): Nền giáo dục hiện đại - Nội dung, phương pháp

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục được Hội nghị Trung ương 8 khoá XI khẳng định bằng Nghị quyết 29/NQ-TW.

Đưa Nghị quyết 29/NQ-TW vào thực tiễn giáo dục, cần triển khai theo hai bước: Thiết kế / Thi công.

Thiết kế giải pháp theo định hướng triết học, với cặp khái niệm Chủ thể / Đối tượng, trả lời hai câu hỏi cơ bản nhất:

Chủ thể của giáo dục hiện đại là ai?

Đối tượng là gì?

CHỦ THỂ của nền giáo dục hiện đại là TRẺ EM HIỆN ĐẠI, sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2001.

Trẻ em hiện đại là nhân vật lịch sử lần đầu tiên xuất hiện, với tầm triết học cao nhất mọi thời đại trong quá khứ.

Trẻ em hiện đại phải được hưởng nền giáo dục CỦA mình, CHO mình, VÌ mình, nền giáo dục lần đầu tiên hình thành trong lịch sử với tầm triết học cao nhất mọi thời đại.

Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 6): Nền giáo dục hiện đại - Chủ thể - 1

Ảnh minh họa

Sự sống xuất hiện làm nên lịch sử, với hai thao tác triết học:

Khẳng định sự sống – giới hữu cơ.

Phủ định giới vô cơ có sẵn.

Sự sống mang hình thái vật chất, tồn tại – vận động – biến đổi – chuyển hoá bằng năng lượng vật chất… gọi là lịch sử.

Sự sống còn có hình thái tinh thần (có thể phân biệt “thần thái” của cây sống/ cây chết) gọi là triết học.

Lịch sử - Triết học hay Triết học – Lịch sử, cả hai cùng làm nên sự sống với các phạm trù:

- Phạm trù cây

- Phạm trù con

- Phạm trù người.

Giáo dục là thực thể kép lịch sử - triết học, có sinh thành, có vận động, có chuyển hoá.

*

*     *

GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG tính từ khi Thầy Khổng Tử mở trường tư.

Thầy Khổng Tử sống thời loạn. Sáu bảy nước láng giềng với nhau chực thôn tính nhau, làm bá chủ thiên hạ.

Mộng bình thiên hạ ấy Thầy Khổng Tử coi như mục tiêu giáo dục.

Muốn “bình thiên hạ” thì trước đó, phải đến học với Thầy, để biết trị quốc ở nước mình.

Muốn “trị quốc” thì trước đó, phải đến học với Thầy, để biết tề gia.

Để có thể “tề gia” thì trước đó, phải đến học với Thầy, để biết tu thân.

Quy trình bốn bước ấy thực thi theo triết lý phục tùng:

Cả nước phục tùng Vua.

Cả trường phục tùng Thầy.

Cả nhà phục tùng Cha.

Quân – Sư – Phụ là rường cột của xã hội đẳng cấp, với quan hệ một chiều – phục tùng.

• Giáo dục trong xã hội đẳng cấp với nền sản xuất tiểu nông, thì tổ chức và vận hành theo triết lý phục tùng.

• Cuộc cách mạng tư sản, với sức mạnh của nền sản xuất công nghiệp - đại công nghiệp, đã hình thành xã hội mới – xã hội giai cấp, với triết lý mới: Triết lý đấu tranh (đấu tranh giai cấp).

• Xã hội hiện đại với Phạm trù cá nhân thì có triết lý hợp tác.

Xã hội hiện đại với nền sản xuất hiện đại và triết lý hợp tác sẽ có nền giáo dục của mình, lần đầu tiên hình thành trên lịch sử.

NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI có triết lý của mình:

Trẻ em hiện đại tự sinh ra chính mình, tự trở thành chính mình, thành một cá nhân duy nhất, có một không hai trên hành tinh này.

Bây giờ trên báo có thể nói dứt khoát như vậy, tôi đã chuẩn bị bằng cả loạt bài (20 bài) đăng kỳ trước.

Có sẵn từ lâu trong dân gian một lý giải triết  học mà lịch sử truyền đời: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

- Phần đầu – Cha mẹ sinh con.

- Phần sau – Trời sinh tính.

Cha mẹ sinh con – phần xác (lịch sử).

Trời sinh tính – phần hồn (triết học).

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Cha kể công hơi quá lời, so với thao tác cha làm, đã giản đơn còn có phần “vì mình”.

Mẹ coi mình tự nhiên như nguồn nước tự nhiên, vô tư, cho không…

Trẻ em tự sinh ra chính mình là một mệnh đề triết học về sự thực lịch sử.

Vốn xa lạ với nhau, được cha mẹ tạo cơ hội, cho “hai đứa” gặp nhau.

Sau chốc lát gặp được nhau trong lòng Mẹ, hai đứa kết làm một, một thực thể sống, tự vận động, tự chuyển hoá… bằng nguồn năng lượng sẵn có Mẹ cho.

Trẻ em tự trở thành chính mình là mệnh đề triết học về giáo dục hiện đại.

Trẻ em tự sinh ra chính mình, mệnh đề triết học này sẽ dẫn dắt lịch sử giáo dục hiện đại.

*

*     *

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục được nêu ra chính thống, chính thức và còn được khẳng định bằng một Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương.

Tính căn bản và toàn diện này được nhận thức như thế nào, để định hướng cho hành động thực tiễn là vấn đề lịch sử, theo định hướng triết học được xác định rõ ràng:

Trẻ em hiện đại là CHỦ THỂ của nền giáo dục hiện đại.

Tất cả những gì còn lại đều ở phía bên kia: ĐỐI TƯỢNG.

Hiểu để làm, Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục sẽ thiết kế và thi công theo cặp khái niệm: Chủ thể / Đối tượng.

Đón đọc > Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 7): Nền giáo dục hiện đại - Đối tượng

Hồ Ngọc Đại

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T