Trường xưa tình nghĩa và tự hào

Một ngày tháng 7, điện thoại cô giáo Tùng rung lên” Thưa cô…”. ” Ồ em..” Cô xúc động vì nhận ra giọng nói học sinh năm xưa của cô, nay là một vị Tướng. ” Cô ơi, em vào công tác TPHCM cô ạ, nhưng đợt này công việc đặc biệt quá, em chưa có thời gian đến thăm cô và gia đình được. Cô thông cảm cho em cô nhé. Khi nào hoàn thành nhiệm vụ, trở ra Hà Nội, cho phép em lại thăm cô chú và gia đình”. Cô lặng đi đầu giây, hết sức xúc động. ” Chúc em sức khỏe và thành công nhé”. Cô chỉ có thể nói với người học trò yêu qu

Trường xưa tình nghĩa và tự hào - 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã trao các Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với các đồng chí: Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Lương Đình Hồng, Chính ủy Học viện Quốc phòng (Bộ Quốc phòng)

Một tháng, hai tháng, rồi ba tháng…Cũng may qua những dòng thông tin trên báo chí, cô giáo biết những người cán bộ chiến sỹ ấy đang ở đâu, đang chiến đấu công tác như thế nào…để dõi theo và gửi gắm tất cả tình cảm yêu thương cho họ. Những cán bộ chiến sỹ quân đội ấy, đã đến với Sài Gòn của cô, như tinh thần Bộ Trưởng Đại tướng Phan Văn Giang:” Bộ Quốc phòng quyết tâm bằng mọi cách, mọi biện pháp, sử dụng mọi lực lượng, với khả năng của mình, thậm chí vượt cả khả năng của mình, quyết tâm cùng với nhân dân TP HCM, các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai và các địa bàn có dịch khắc phục triệt để dịch bệnh, để cuộc sống của người dân có thể trở lại bình thường”, và như lời Người đứng đầu Thành phố- Bí thư Nguyễn Văn Nên:” Các đồng chí đã đến TP bằng lương tâm, trách nhiệm, lòng dũng cảm, sự hy sinh. TP.HCM không may bị rơi vào tâm dịch. Trong khi lực lượng tuyến đầu của TP chiến đấu đến gần hết sức của mình thì các đoàn xuất hiện và lao thẳng vào mặt trận, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để chia lửa cùng đồng đội".

Cô và bao nhiêu trái tim người dân thành phố , xin cảm ơn những chiến sỹ quân đội, cảm ơn em và các chiến sỹ của em những ngày tháng ngày qua đã hết lòng công tác, chiến đấu cho thành phố. Nhưng em nhé, khi nào xong nhiệm vụ trở về, nhớ cho cô được gặp em nhé , để xem rồi những ngày tháng vất vả qua, mái tóc em có bạc thêm không, nước da em có sạm đen thêm không, nụ cười hẳn vẫn còn tươi rói như ngày nào năm xưa, gian khổ là thế mà các em vẫn tươi cười vượt qua và không ngừng khôn lớn…

*

Ấy là những ngày cách đây đã 45 năm. Trường cấp ba Yên Dũng 2 Hà Bắc, xây trên đất xã Tạn An huyện Yên Dũng.Làm chủ nhiệm một lớp học các em học sinh ở xa trường nhất ( các xã Lão Hộ, Trí Yên, Lãng Sơn...), cha mẹ thuần túy làm nông, nhà nào kinh tế cũng ngặt nghèo bữa no bữa đói. Để cho con cái tới trường, là bao vấn đề nan giải cho cha mẹ, từ người đâu mà giúp cha me cày cấy, vớt rau vớt bèo đun nấu cho lợn ăn? Tiền đâu mà sắm bút sắm sách, lại cả áo quần, lại cả thêm chiếc xe đạp cho con tới trường? Đau đầu nghĩ suy, rồi thắt lưng buộc bụng cho con đi học, vừa là thương con mà cũng vừa do lời của ông cha dặn lại: " Thiên kim di tử, bất như nhất kinh". Nghĩa là để cho con ngàn vàng không bằng để cho con một quyển sách”. Lời dặn này không chỉ ghi tạc vào đá núi, mà còn ghi tạc trong tâm can mỗi người dân Yên Dũng quê nhà...

Lớp giữa đồng trống huênh trống hoác, bời bời gió lạnh. Các em chỉ chiếc áo cánh phong phanh, em nào khá lắm thì có thêm chiếc khăn quàng cổ. Rét quá, chúng nó cứ phải ngồi sít lại bên nhau thêm hơi người cho ấm. Những gương măt tím tái, những hàm răng va vào nhau cầm cập thành tiếng, những bàn tay cầm bút run lên vì gió lạnh tưởng không viết nổi con chữ... làm cô giáo nói cười trên bục giảng đấy, mà nước mắt cứ chảy ngược vào lòng.Chính buổi đầu ấy, một ý nghĩ lóe sáng lên trong các thầy các cô của mái trường nghèo: Trước khi truyền những ngọn lửa tri thức, hãy truyền cho các em ngọn lửa của trái tim mình, ngọn lửa của tình thương yêu để sưởi ấm các em, cùng các em vượt qua những giá lạnh này....

Vâng… 40 năm đã trôi qua. Các em Minh Tiến, Nguyễn Tiến, Đài, Độ, Viễn, Bừng, Khang, Sơn, Dũng, Vang… Năm ấy gầy gò xanh xao trong gió rét, nay đều đã trưởng thành, đều rất vững vàng trong cuộc sống và thành đạt trong xã hội. Trường học thắp sáng lý tưởng, tri thức, quê hương nghèo cho bản lĩnh, tình yêu. Hầu hết các em lớp học này tốt nghiệp lớp 10 đều lên đường nhập ngũ, khi thời gian ấy mặt trận biên giới đã mở ra “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/ Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới”. Vũ Đài, Trường Sơn, Trần Văn Dũng , Ngô Minh Tiến…tất cả lên đường, kể cả các em nữ như Nguyễn Thị Độ. Cuộc chiến đấu ấy đã tôi luyện các em trưởng thành, các em đều chiến đấu rất dũng cảm, có những em lập thành tích xuất sắc, được chọn lọc đưa về đào tạo sỹ quan, có em sau này là Chủ tich huyện, là phó Giám đốc Sở y tế tỉnh, đặc biệt có em sau này mang quân hàm cấp Tướng, hiện là Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội. Nhớ hôm cô về thăm lại trường cũ, mừng với các em khôn lớn, trưởng thành đã đành, cô trò bao năm xa cách càng yêu quý nhau hơn. Thầy Ấm, thầy Hậu, thầy Đán, cô Nguyệt, cô Nga, cô Vân, cô Thu , cô Yến… Và đây các em 8E, lớp trưởng Đài, Viễn ,Độ, Bừng, Dũng, Vang, và đạic biệt Ngô Minh Tiến, niềm tự hào của các em, của các thầy cô, của nhà trường.

*

Trung tướng Ngô Minh Tiến (Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm Phó ban chỉ đạo chống dịch Bộ Quốc phòng tại phía Nam) ngày ấy tâm sự:

-"Trong 41 năm quân ngũ, tôi và các đồng đội đã có những năm tháng chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở biên giới. Nhưng lần này là cuộc chiến chưa có tiền lệ. Kẻ thù không thấy mặt nhưng có sức hủy hoại, tàn phá ghê gớm. Thời điểm đông nhất, Bộ Quốc phòng điều vào miền Nam trên 38.000 cán bộ, chiến sĩ. Trong đó, trên 6.000 chiến sĩ quân y. Suốt từ tháng 4 đến nay, các em học viên quân y đã đi chống dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh rồi TP.HCM, công việc học tập cũng bị gián đoạn. Chứng kiến tình hình của TP.HCM và các tỉnh phía Nam những ngày đầu quân đội vào mới thấy muôn vàn khó khăn, thách thức mà cấp ủy, chính quyền địa phương phải đối mặt. Một trong những việc làm chưa có tiền lệ của quân đội là đứng ra đảm nhận toàn bộ khâu hậu sự cho người dân không may tử vong vì Covid-19. Quân đội đã cùng với y tế, công an giúp TP phân tầng điều trị để giảm số ca tử vong, vận chuyển gói an sinh đến các hộ gia đình. Khi tình hình TP trở lại bình thường mới, quân đội lại đáp ứng nguyện vọng cho bà con ngoại tỉnh trở về địa phương. Một trong những việc làm chưa có tiền lệ của quân đội là đứng ra đảm nhận toàn bộ khâu hậu sự cho người dân không may tử vong vì Covid-19. Cho đến nay, hàng nghìn bộ tro cốt đã được chuyển đến thân nhân các gia đình, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Trong 3 tháng vào chi viện, điều quan trọng là cán bộ, chiến sĩ xác định tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều đồng chí bị lây nhiễm chéo nhưng vẫn tình nguyện ở lại đến khi hoàn thành trọng trách mới trở về đơn vị. Đã có những cán bộ, chiến sĩ hy sinh vì mắc Covid-19 trong khi làm nhiệm vụ.

Lặng lẽ hồi lâu như giấu bớt niềm xúc động, Trung tương tiếp dòng tâm sự:

- Trong 41 năm quân ngũ, từ người chiến sĩ lên cương vị Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tôi và các đồng đội đã có những năm tháng chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở biên giới. Nhưng lần này là cuộc chiến chưa có tiền lệ. Kẻ thù không thấy mặt nhưng có sức hủy hoại, tàn phá ghê gớm.

Chúng ta chưa có kinh nghiệm, bản thân tôi cũng chưa có kinh nghiệm. Nhưng vừa làm, vừa nghiên cứu, chúng tôi đã tìm ra những đối sách hợp lý để cùng lực lượng tuyến đầu kiểm soát được dịch bệnh. Như các nước văn minh, có điều kiện kinh tế hơn chúng ta rất nhiều cũng phải mất 6-9 tháng mới kiểm soát được. Chúng ta thì mất hơn 3 tháng.

Điều ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là hình ảnh lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Học viện Quân y cùng lên chuyến bay với Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang vào TP.HCM từ những ngày đầu. Đến hôm nay, tôi lại cùng những người lính quân y trở về. Chúng ta có quyền tự hào rằng mỗi người đã đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng, chống dịch.

Cảm ơn em, vị tướng Ngô Minh Tiến cùng hàng vạn chiến sỹ quân đội.. Thành phố sẽ nhớ mãi các em và những người lính. Như lời Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên: "Chúng ta từng tự hào, khâm phục khi chứng kiến hình ảnh quân đội chống giặc ngoại xâm, cứu dân trong bão lũ. Nay chúng ta một lần nữa được chứng kiến quân đội tiếp tục là lực lượng xung kích tuyến đầu cứu giúp nhân dân trong đại dịch COVID-19" và:” Chắc chắn năm tháng sẽ đi qua, những cam go, khốc liệt lùi dần… nhưng những hình ảnh cao đẹp của những chiến sĩ tuyến đầu, nhất là lực lượng chi viện luôn được lưu giữ mãi. Những hình ảnh người lính đi chợ hộ rất dễ thương, hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế…tình nguyện đều giống nhau trong một bộ quần áo bảo hộ, lặng lẽ mà kiên cường; kiên trì bám trụ chiến đấu để cùng TP vượt qua mọi khó khăn. Chúng ta sẽ giữ mãi ký ức đẹp và đầy bi hùng ngày hôm nay. Chúng tôi trân trọng mời các bạn trở lại TP với tư cách khách quý, ân nhân yêu quý của mình khi TP trở lại bình thường mới”

*

Ngày 24 /5 qua, các thầy cô trường cũ đều hết sức xúc động khi đoc báo Nhân Dân, và khi xem tên VTV :”Chiều 24/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã trao các Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với các đồng chí: Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Lương Đình Hồng, Chính ủy Học viện Quốc phòng (Bộ Quốc phòng), trong đó đồng chí Ngô Minh Tiến được thăng quân hàm trước niên hạn”

Thượng tướng Ngô Minh Tiến- niềm tự hào của trường xưa bạn cũ, của các thầy cô và quê hương Yên Dũng thân thương!

None

Trương Nguyên Việt

Tin liên quan

Tin mới nhất