Cần quảng bá văn học thiếu nhi với thế giới

Bác Hồ của chúng ta đã từng viết: “Trẻ em như búp trên cành”! Chúng ta cũng thường nói: “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Ngay từ xa xưa, ca dao cũng có câu: “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”. Nghe ngộ nghĩnh, nghịch lý mà sâu xa, song nó không ngoài đề cao lòng yêu quý, đề cao trẻ em.

Một lần nữa trong di chúc của Bác Hồ cũng nhấn mạnh: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết…”. Tôi hiểu: Bác nói ở đây: Thế hệ trẻ trong đó là thanh thiếu niên và bồi dưỡng ở đây là bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, học hành.

Bồi dưỡng thế hệ trẻ trong đó có bồi dưỡng năng khiếu khoa học, văn học nghệ thuật. Nhận thức sâu sắc trên đã thấm vào tâm trí và máu thịt các nhà hoạt động, sáng tác văn học nghệ thuật cho các em và về các em. Ở đây tôi xin phép chỉ nói riêng về văn học và quảng bá văn học. 

Chúng ta đã từng biết ngay từ những năm ba mươi (1930) bốn mươi (1940) của thế kỷ trước, một số học giả như Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch các bài thơ ngụ ngôn cho thiếu nhi của nhà thơ Pháp nổi tiếng như Victor Hugo, của La Fontaine. Có đi có lại, một số dịch giả như Thúy Toàn, Thái Bá Tân: đã dịch thơ của các nhà thơ Nga viết cho thiếu nhi như Mác Sắc, Gai Đa… Hoặc các nhà thơ chuyên nghiệp như Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Tế Hanh cũng dịch thơ nước ngoài viết cho trẻ em. Có thể nói, những năm 60, 70 của thế kỷ trước chúng ta được mùa văn học dịch cho thiếu nhi.

Từ đây, chúng ta thử đặt ra câu hỏi: “Tại sao vậy?”. “Văn học thiếu nhi đương đại của ta có yếu kém không?”. Tôi cho là không. Cái vấn đề mấu chốt là chúng ta còn quan niệm văn học cho thiếu nhi chưa được coi trọng như văn học người lớn, lúc các dịch giả Việt Nam và nước ngoài không “mặn mà” với văn học thiếu nhi của chúng ta chăng? Có phải các tác phẩm viết cho thiếu nhi của các nhà thơ Việt Nam không đứng tầm với các nhà thơ, nhà văn thế giới không? 

Nhìn vào văn học thiếu nhi ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, cá nhân tôi rất tự hào, nhất là giai đoạn từ năm 1957 thành lập nhà xuất bản Kim Đồng đến nay. Ngoài nhà thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta có các nhà thơ viết cho thiếu nhi: Không kém gì các nhà thơ thiếu nhi thế giới: Có thể nói nhà thơ Phạm Hổ là ông Mác Sác ở Việt Nam với các các tác phẩm: Chú bò tìm bạn, Từ không đến mười. Nguyễn Hoàng Sơn với Đất mùa thu vào phố, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán; Xuân Quỳnh với Bầu trong trời trong quả trứng, Định Hải: Trái đất này là của chúng mình, Cầu chữ Y của Đặng Hấn, Trường Sơn của bé, Hoa vừa đi vừa nở của Trần Mạnh Hảo... Các nhà văn nổi tiếng viết cho người lớn, cũng viết cho thiếu nhi như Nguyễn Huy Tưởng (Lá cờ thêu sáu chữ vàng), Nguyễn Quang Thân (Chú bé có tài mở khóa), Phùng Quán với Tuổi thơ dữ dội, Quang Huy với Hoa Xuân Tứ vv… Võ Quảng với Tảng sáng… 

 Hàng chục năm trước đây, năm nào Hội Nhà văn Việt Nam cũng trao giải thưởng văn học thiếu nhi: Hàng chục nhà văn nhà thơ đã được giải thưởng văn học thiếu nhi. Hàng chục các tác phẩm được giải thưởng trước đây, ở những năm trước đây rất xứng đáng được giới thiệu ra nước ngoài lắm chứ. Tại sao không? Chưa kể những chuyện cổ tích sáng giá như: Truyện Am Tiêm, Cây tre trăm đốt, Phù Đổng Thiên Vương, Tấm Cám, Thạch Sanh….cần dịch và quảng bá ra nước ngoài.

Vấn đề chính là các dịch giả Việt Nam hiện nay có quan tâm đến văn học thiếu nhi không? Có thiết tha quảng bá các tác phẩm tiêu biểu tác giả và tác phẩm đó ra nước ngoài hay không mà thôi. 

Gần đây nhất năm 2021, tác phẩm tập thơ viết cho người lớn của Trần Quang Đạo nhờ được dịch ra tiếng Anh và được giải thưởng quốc tế. Mới đây, chị Kiều Bích Hậu - Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam đã dịch thơ của Nguyễn Thanh Kim... Tuy nhiên văn học thiếu nhi chưa được quan tâm như vậy. 

Tôi rất mong muốn Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức tiếp các cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi. Đồng thời phát động cuộc thi dịch văn học thiếu nhi Việt Nam ra nước ngoài. Có như vậy mới kích cầu được phong trào viết cho thiếu nhi và dịch văn học thiếu nhi. Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X đã tái xét giải thưởng văn học thiếu nhi và trao cho các tác phẩm xuất sắc vào dịp cuối năm nay cùng với tổng kết năm và kết nạp hội viên mới như thông lệ. 

Nếu có tâm, có tầm thì thời gian này là cơ hội để các dịch giả tập trung sáng tác và dịch văn học thiếu nhi Việt Nam ra nước ngoài và văn học thiếu nhi nước ngoài vào Việt Nam. “Văn học nghệ thuật với nhiệm vụ quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam” trong đó có quảng bá văn học thiếu nhi, một bộ phận của văn học Việt Nam nói riêng. 

Song con người Việt Nam ở đây không chỉ là cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Việt Nam. Trong đó là thiếu niên, nhi đồng thông minh, hiếu học, dũng cảm là chú bé ba tuổi dẹp giặc Ân, là Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì căm thù giặc, là chú bé liên lạc Kim Đồng và Vừ A Dính, là Hoa Xuân Tứ, là Trần Đăng Khoa thần đồng thơ từ thuở ấu thơ… 

Một ý nghĩ nhỏ trên đây nhằm vào việc chung quảng bá cho văn học thiếu nhi là tôn vinh con người Việt Nam, đất nước Việt Nam của chúng ta. Đấy cũng là nhiệm vụ trách nhiệm của những người làm công tác quản lý văn học nghệ thuật và sáng tác văn học nghệ thuật. 

None

Lê Hồng Thiện

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết "Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Báo Hà Nội mới vừa tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống