Khát vọng hợp nhất tinh thần sáng tạo

(Arttimes) - Khát vọng hợp nhất tinh thần sáng tạo của cả dân tộc, nó bao quát nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó không hề thiếu phần văn hóa, và chắc chắn, phần tinh hoa của văn hóa là văn học nghệ thuật phải được tính đến.

Trong toàn văn Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có đoạn rất quan trọng: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững.”

Khát vọng hợp nhất tinh thần sáng tạo - 1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam khóa X ra mắt Đại hội

Đó là khát vọng hợp nhất tinh thần sáng tạo của cả dân tộc, nó bao quát nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó không hề thiếu phần văn hóa, và chắc chắn, phần tinh hoa của văn hóa là văn học nghệ thuật phải được tính đến.

Hợp nhất tinh thần sáng tạo không đồng nghĩa với hợp nhất những cơ quan đặc thù của các lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật gom thành một cục. Đó là sự hợp nhất cơ học, không phải sự hợp nhất của tinh thần sáng tạo.

Chính khi các ngành của văn học nghệ thuật được độc lập sáng tạo dựa trên đặc thù của ngành mình, thì hợp nhất sáng tạo là truyền cảm hứng, gợi mở, tạo điều kiện cho các ngành sáng tạo đặc thù ấy phát huy hết khả năng, thế mạnh, sự độc đáo của mình bằng tác phẩm, bằng sự kết nối với công chúng, bằng tinh thần “khai dân trí” thực sự, để nhân dân ngày càng có cơ hội và điều kiện thụ hưởng văn hóa, văn học nghệ thuật, tìm thấy trong văn học nghệ thuật niềm vui sống, niềm tự hào và tự tin dân tộc, tình anh em, nghĩa đồng bảo, và khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sống của chính mình trở nên hữu ích hơn, phong phú hơn.

Những giá trị tinh thần bao giờ cũng được nhận thức chậm hơn những giá trị vật chất, nhưng nếu ta hiểu “chậm mà chắc” thì đó chính là nền tảng xây dựng nên một quốc gia, mỗi gia đình, và cho từng cá nhân. Văn hóa hay văn nghệ, nếu có những lúc con người có cảm giác như “không cần nó” thì chính là lúc phải cần nó nhất cho sự phát triển nhận thức và tinh thần của mình. Nghịch lý ấy luôn tồn tại trong cuộc sống, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay.

Nhưng muốn đưa được văn nghệ tới với mỗi con người trong cộng đồng, lại rất cần những tài năng văn nghệ, cần sự sáng tạo hồn nhiên của những tài năng, cần sự hỗ trợ sáng tạo từ nhà nước và từ cả cộng đồng. Ngày xưa, thời Trung cổ ở châu Âu, những người hát rong (troubadour) đã vừa là nhạc sĩ, vừa là thi sĩ, vừa là ca sĩ. Họ tự sáng tác, tự biểu diễn, ở đồng quê, trên đường phố, với những tác phẩm rất giàu tính nhân văn, giàu sự gắn kết cộng đồng. Và cộng đồng nhân dân nuôi họ, để họ sống, sáng tác, biểu diễn phục vụ nhân dân. Thời ấy đã qua, bây giờ sự phân công trong sáng tạo văn nghệ đã rạch ròi, tuy vẫn còn những nghệ sĩ đa năng, nhưng phần đông đã chuyên môn hóa, riêng biệt hóa.

Vì vậy, từ hai phần ba thế kỷ trước, Đảng và Chính phủ đã rất cân nhắc, rất cẩn trọng khi quyết định cho thành lập các hội chuyên ngành văn nghệ, gồm từ văn học, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc… với những hoạt động độc lập sáng tạo riêng biệt của những hội này, đồng thời có một cơ quan chung là  Liên hiệp hội nhằm tạo cảm hứng, truyền năng lượng, tài trợ, giúp đỡ các văn nghệ sĩ hoạt động văn học nghệ thuật nhằm tạo ra những tác phẩm có giá trị, phục vụ nhân sinh, lan truyền lòng yêu nước thương nòi, tinh thần quả cảm của người Việt. Trong thời phong kiến, thực dân, thế giới tranh đoạt, cá lớn nuốt cá bé, lại ở vị thế địa - chính trị nhiều bất lợi cho bản thân mình như Việt Nam, thì sự đoàn kết, cố kết dân tộc là vô cùng quan trọng để sống còn. Hồi trước đã vậy, bây giờ vẫn vậy.

Vì thế, “Hợp nhất tinh thần sáng tạo” không phải là gói chung các hội chuyên ngành văn nghệ vào một gói cho đỡ…tốn kinh phí, mà ngược lại, phải tăng cường năng lượng sáng tạo cho tất cả các hội chuyên ngành bằng những biện pháp cụ thể, chẳng hạn đặt hàng sáng tạo, đưa công khai những sáng tác lên mạng xã hội để công chúng thưởng thức và đánh giá, biết ai là tài năng để bồi dưỡng, tài trợ cho họ sáng tác, và biết làm quảng bá, làm tiếp thị cho những tác phẩm của Hội mình. Chứ không phải gom nhau vào một…hội, để rồi nhìn nhau, không làm việc gì cả, sáng tạo gì cả. Như thế mới thực sự là lãng phí. Tính ra, thì những tài trợ sáng tác của nhà nước nếu chi đúng chỗ đúng mục đích, thì ít hơn quá nhiều nếu so với những lãng phí hay tham nhũng đang lan tràn trong xã hội.

Vì thế, sự tồn tại của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam mang tính hỗ trợ, dắt dẫn hay làm bật sáng thêm những độc sáng của từng hội chuyên ngành, nhằm một mục đích chung là “Hợp nhất tinh thần sáng tạo”.  

None

Thanh Thảo

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ