Vũ Huyến: “Cuộc đời này buộc tôi phải học và khám phá liên tục

Vũ Huyến sinh năm Giáp Thân 1944, nhưng dù có đoán tuổi vài lần vẫn bị sai vì dáng vóc như thanh niên còn sức làm việc thì còn lâu mới đến tuổi nghỉ hưu, viết báo chụp ảnh nghệ thuật, ảnh nghiên cứu, giảng dạy và nghiên cứu lý luận phê bình. công việc cứ cuốn lấy ông suốt ngày không kể ngày lễ và ngày nghỉ. Vài năm nay, ông được mọi người phong danh là “nhà nông” với việc trồng rau và nuôi gà. 

Cứ thấy ông là thấy tiếng cười, là trung tâm cuốn hút của các cuộc gặp gỡ vừa hát hò vừa tạo ra một không khí sống lạc quan sảng khoái. Nghe đồn ông còn là diễn giả trong những cuộc nói chuyện rất cuốn hút người nghe và còn là một tay đua xe đạp hàng ngày hàng chục cây số lững thững một mình để vừa đạp vừa suy nghĩ cuộc đời vừa bố cục trước về một bài viết hoặc một cuộc nói truyện trước đông đảo cử toạ.

Ông là nhà báo, nhà lý luận phê bình, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Nhiếp ảnh, Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh, thành viên Hội đồng Giải Báo chí quốc gia và Giải Báo chí Búa liềm vàng.

Phóng viên có cuộc trò chuyện với “Lão dở hơi” Vũ Huyến để thấy được nguồn năng lượng luôn cuộn trào thôi thúc ông cống hiến và sáng tạo cho báo chí và nghệ thuật.

Vũ Huyến: “Cuộc đời này buộc tôi phải học và khám phá liên tục - 1

Nhà báo, NSNA Vũ Huyến 

PV: Là người gốc Hà Nội nhưng vất vả với rất nhiều việc lúc tuổi thơ, ông có nghĩ đó là quãng thời gian bị lãng phí ảnh hưởng xấu đến giai đoạn học tập nghiên cứu sau này của ông hay không?

Vũ Huyến : Ảnh hưởng và tác dụng tốt để tôi quen với lao động chân tay từ nhỏ, không ngại khó, ngại khổ, đồng thời để tôi hiểu thêm về sức sáng tạo của những người lao động chân tay. Tôi yêu quý họ. Tôi bán kem, tôi bán lạc rang, đẩy xe bò làm phụ mộc vẽ thuê… kiếm được đồng tiền là rất khó vì vậy tôi càng hiểu và chia sẻ với nỗi vất vả của bao nhiêu người. Vốn hiểu biết ấy thật cần cho một người viết báo mà sau này tôi đã theo đuổi.

PV: Ông vào nghề báo thế nào? Và điều gì ông cảm thấy quan trọng nhất trong viết báo và nghiên cứu báo chí?

Vũ Huyến : Tôi vốn là học sinh giỏi văn toàn quốc và đỗ vào khoa Văn - Đại học Tổng hợp, ra trường qua vài cơ quan khác nhau sau đó đọng lại ở Báo Ảnh Việt Nam – một tờ báo chuyên về đối ngoại. Khoảng 10 năm trước khi nghỉ hưu tôi tham gia Ban lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam các khoá và thời gian này tôi làm thêm việc đào tạo xây dựng phòng trào nhiếp ảnh Việt Nam, trực tiếp là Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và các hoạt động văn hoá văn nghệ khác nhau. 

Với nghề báo và văn nghệ quan trọng nhất vẫn là cách nhìn về cuộc sống, về con người, quy luật phát triển của xã hội, về văn hoá kinh tế đặc biệt phải có trách nhiệm, có tình yêu với cuộc đời, ý thức trong từng câu từng chữ, trong từng tác phẩm của mình.

PV: Theo ông, nhiều việc khác nhau trong một con người liệu có ảnh hưởng đến chất lượng công việc hay không?

Vũ Huyến : Nhiếp ảnh, báo chí, văn nghệ nào thì cũng cân cái gốc là lý luận cơ bản triết học và kinh tế học và chủ nghĩa Mác. Mà các môn này tôi đã được học tại Đại học Tổng hợp sau này được nhắc lại tại khoa báo chí đại học Tổng hợp Lomonosov. Thực tiễn ở các môn các lĩnh vực phải gắn bó với nhau ảnh hưởng rất nhiều đến nhau, cái khó của một người ham lắm việc là thời gian, vì vậy phải tận dụng sao cho hết thời gian của một ngày làm cho các việc tưởng chừng khác nhau lại hài hoà và bổ sung cho nhau.

PV: Ông vẫn đều đều viết như thời sinh viên chứ? Có những bài báo từ rất sớm ra sách liên tục gần đây còn ra thêm vài cuốn sách viết và ảnh nữa?

Vũ Huyến : Những năm tháng đã trôi qua là bộ sách tôi viết rất đều từ năm lớp 10 cho đến khi tôi tốt nghiệp đại học hiện còn lưu được 5 cuốn nếu có điều kiện thì xuất bản. Sau này tôi tham gia sách cùng một số nhà phê bình khác. Còn của riêng mình thì hiện nay có 3 cuốn và 1 cuốn sách ảnh, 1 cuộc triển lãm cá nhân, 3 cuộc triển lãm khác phối hợp với các đồng môn học ở Liên Xô.

PV: Ông tham gia đào tạo nghề báo, nghe nói những người học nay là cốt cán của các cơ quan truyền thông?

Vũ Huyến : Tôi là giáo viên thỉnh giảng của trường Truyên giáo Trung ương từ năm 1980 nay là Học viện Báo chí Tuyên truyền, sau tại khoa Báo chí của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn hoá, Đại học Đông Đô, các học viên công an, giảng viên cho một số tập đoàn kinh tế truyền thông các trại sáng tác về lý luận và sáng tác của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng tôi không nhớ hết là mình đã có bao nhêu giờ giảng và bao nhiêu học viên.

Có điều tôi luôn coi mình chỉ là người cung cấp thông tin mà thôi. Học viên quý mến gọi tôi là thầy nhưng thực sự với nghề báo thì ai cũng nên tranh thủ học và ai cũng có thể là thầy của mình đấy. Ngay trên giảng đường cừa lên lớp tôi vừa tìm cách để học lại mọi người, đặc biệt là các khoá tại chức sinh viên là những người rất có kinh nghiệm làm nghề và họ hiểu biết xã hội rất nhiều.

PV: Đã “đầu tám” rồi ông có kế hoạch gì không?

Vũ Huyến : Tiếp tục chăm sóc sức khoẻ và vận động cả thể lực và trí lực, đạp xe và chơi thể thao sẽ viết một số chuyên đề nghiên cứu báo chí hoặc nhiếp ảnh, tôi sẽ rủ các bạn làm một vài cuộc triển lãm ở Hà Nội. Tất nhiên cũng sẽ học cách nuôi gà làm sao không dù, trồng mướp ra quả nhiều. Cuộc đời này buộc tôi phải học và khám phá liên tục “tôi như anh học sinh đang học lớp vỡ lòng”.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện đầy thú vị!

Phan Giang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng