Những giải pháp để nhà văn khơi nguồn sáng tạo trong đại dịch Covid-19

(Arttimes) - Thời nào cũng vậy, nhà văn với thiên chức và trách nhiệm xã hội cao cả, luôn luôn bám sát hơi thở của cuộc sống, của thân phận con người mà sáng tạo ra những tác phẩm với những hình tượng văn học tiêu biểu mang dấu ấn thời đại, phục vụ nhu cầu của người đọc.

Trong cuộc chiến chống Covid-19, nhà văn cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề trên nhiều phương diện , làm hạn chế rất nhiều  đến việc thâm nhập thực tế , lăn mình vào cuộc sống  do việc thực hiện 5K cũng như những lúc thực hiện giãn cách  xã hội “ai ở nhà ấy “nên việc sáng tác nói chung cũng gặp nhiều khó khăn và khi nhà văn không có tác phẩm cũng đồng nghĩa với việc không có thu nhập, ảnh hưởng đến cuộc sống, nhất là những nhà văn không có nguồn thu nhập nào ngoài văn chương. Đã có nhiều nhà văn đi làm thiện nguyện chung tay chống Covid-19 bị nhiễm bệnh dịch, có những nhà văn bị bệnh nền và nhiễm Covid đã ra đi về nơi cát bụi. Có những nhà văn cao tuổi lo giữ sức khỏe cho cho mình và cho gia đình, bạn bè và thực hiện 5K một cách cực đoan “án binh bất động” trong nhà, đến nỗi nhận báo biếu cũng đề nghị nhét qua khe cửa. Điều ấy nói lên một sự thật, đại dịch đã trở nên khốc liệt và nếu không bảo vệ được mình thì  không sống được chứ nói gì có tác phẩm.

Trong hiện thực mới cam go quyết liệt của việc phòng chống dịch với khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”,  đã có người đặt vấn đề  nhà văn đứng ở đâu trong đại dịch và viết gì trong đại dịch, ý muốn nói còn thiếu vắng những tác phẩm xứng đáng với tầm cỡ của cuộc chiến trong khi có những loại hình nghệ thuật như âm nhạc đã vào cuộc rất sớm và ngay lập tức đã có những tác phẩm gay hiệu ứng tốt, cổ vũ niềm tin chung tay phòng chống dịch như tác phẩm “Ghen Co vi”, mà sức lan tỏa của nó đã vượt ra phạm vi toàn cầu, tạo dấu ấn Việt Nam trong bạn bè quốc tế.

Sự thực thì đúng là để có những tác phẩm tiểu thuyết, những truyện đặc sắc, những bài thơ hay về cuộc chiến chống Covid-19 trong khi tâm trang lo lắng, bất an, hiểm nguy rình rập, cuộc sống đảo lộn, mưu sinh vất vả để tĩnh tâm và sáng tác như lúc bình thường là không dễ vì để có một tác phẩm, một cuốn tiểu thuyết có khi phải mất vài tháng, thậm chí vài năm.

Nhưng quan sát đời sống văn học, ta thấy các thể loại chính luận, tản văn, nhất là thơ đẫ xuất hiện rất sớm trong nhừng ngày đầu chống dịch. Không chỉ các thể loại ấy xuất hiện trên báo chí mà còn xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, từ ngay chính các trang facebook, zalo của các nhà văn, nhà thơ. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có rất nhiều bạn bè, nhiều fan hâm mộ, lan tỏa tác phẩm của mình khơi dậy lòng yêu nước, nghĩa đồng bào chung tay chống dịch cho và chục, vài trăm người, thậm chí cả nghìn người cúng là rất đáng trân trọng. Rất đáng mừng là trong gần hai năm qua, đã có những tác phẩm văn học về đề tài chống Covid-19 ra đời kip thời phản ánh hiện thực cuộc chiến sinh tử chống Covid.

Những giải pháp để nhà văn khơi nguồn sáng tạo trong đại dịch Covid-19 - 1

Các tác phẩm về đề tài đại dịch Covid-19

Cuốn "Khi đại dịch thế kỷ Covid-19 qua đi" gồm gần 30 bài viết được nhà văn Sương Nguyệt Minh viết từ khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát cho đến những ngày gần đây, khi TP. Hồ Chí Minh phải đối mặt với những ngày tháng đau thương khi số ca nhiễm bệnh và tử vong tăng lên mỗi ngày. Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã theo sát diễn biến nóng hổi đầy tính thời sự của các đợt dịch và phản ánh lại trong các bài viết của mình qua lăng kính của nhà văn.

​Với cuốn truyện ký “Paris+14”, Tiến sĩ Cù Thu Hương đã trở thành người Việt Nam đầu tiên xuất bản truyện ký về những biến động của cuộc sống và những trải nghiệm của bản thân sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán và lan ra toàn cầu. Từ những trải nghiệm đặc biệt của mình trong đại dịch Covid-19 khi trở về với quê nhà từ châu Âu, đi khu cách ly quân sự, tác giả Cù Thu Hương đã ghi lại một cách chân thực những điều mình chứng kiến, cảm nhận và cảm xúc buồn vui trong suốt hành trình.

Cũng trong thời gian qua, nhiều cuốn sách lấy cảm hứng, khai thác dữ liệu từ đại dịch Covid-19 đã  ra đời như: "Đảo bạo bệnh" của Đức Anh, "Đi qua mùa dịch" của Dy Kha, "Giữa muôn trùng nguy khó, vẫn có lối ra" của Nam Kha, "Giỏ trái cây" của Liêu Hà Trinh, "Sài Gòn còn thương thì về" của Tống Phước Bảo, "Những ngày cách ly" của Đào Quang Thắng, trường ca "Sự sống và lòng biết ơn" của Phạm Phương Thảo, tiểu thuyết "Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái" của Iris Lê, "Nhật ký mùa dịch" (nhiều tác giả), "Covy tự sự - Gió tình yêu vẫn thổi" (nhiều tác giả).

Có một cuốn sách - một tập Thơ  mà tôi và nhiều bạn bè rất tâm đắc và ngạc nhiên với cái tênThương lắm Sài gòn ơi của cây bút phóng sự , bút ký nổi tiếng- nhà báo Đỗ Quảng .Không quen làm thơ, tuổi cao, sức khỏe cũng không được tốt, nhưng chính hiện thực cuôc sống trong những ngày đại dịch diễn ra đa khiến ông ngồi vào bàn cầm bút làm thơ. Không câu nệ về niên luật, cách gieo vần truyền thống, chọn thể thơ tự do , ông đã thể hiện cái nhìn sắc sảo để phản ánh những quan sát những suy nghĩ về thế sự và hiện thực cuộc chiến chống covid với tất cả tấm lòng trắc ẩn, thấm đẫm tình người và vì vậy thơ ông đầy ắp tính thời sự nhưng cũng ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa.

Nhà văn, dịch giả Kiều Bích Hậu đã có một chùm truyện ngắn viết theo kiểu rất lạ, truyện ngắn nhiều kỳ về đề tài tình yêu và nhân cách con người trong đại dịch đăng trên báo Văn học nghệ thuật , chắc chắn khi tập hợp để in, đó là tập truyện đáng đọc.

Để các nhà văn tiếp tục giữa lử đam mê và sáng tạo những tác phẩm văn học nghệ thuât  có chất lượng cao phản ánh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó nhân vật trung tâm là con người trên các lĩnh vực của đời sống, trong đó có những tác phẩm văn học về cuộc chiến chống Covid, xin kiền nghị các giải pháp để hỗ trợ các nhà văn phát huy sứ mạng của mình trong việc đóng góp phát triển một nèn văn học hiên đại, nhân văn, giàu bản sắc dân tộc.

 Trước hết  chính quyền các địa pương  và các cấp hội cần quan tâm phối hợp rà xoát và tạo điều kiện để các nhà văn được tiêm hai mũi vacxin, chuẩn bị mũi thứ ba (trừ trường hợp đặc biệt có chỉ định của y tế)nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe cho lực lượng “lao động đặc biệt” này.

Cần quan tâm xem xét để hỗ trợ các nhà văn gặp khó khăn trong đời sống như một loại đói tượng lao động đặc biệt không có thu nhập trong đại dịch như đã thực hiện với nghệ sỹ.

Tăng  cường đầu hỗ trợ sáng tác cho các nhà văn có đề cương tác phẩm tốt để các nhà văn có thể cho ra đời những đứa con tinh thần có chất lượng, cũng là chia xẻ khó khăn trong lao động sáng tạo.

Đổi mơi và nâng mức nhuận bút cho các tác phẩm văn học để thù lao xứng đáng trí tuệ và cống sức lao động sáng tạo đặc biệt.

Tùy điều kiện và mức độ kiểm soát dịch bệnh mà khôi phục  các trại sáng tác, tổ chức cách hội thảo tọa đàm về nghề nghiệp để cá nhà văn có cơ hội giao lưu, trao đổi về các vấn đề thời cuộc và phương pháp  sáng tác sau một thời gian dài ngưng trệ do phòng chống dịch bệnh.

Kết hợp các nguồn lực  hỗ trợ từ ngân sách và xã hội hóa để tổ chức các cuộc vận động sáng tác tạo sân chơi nghề nghiệp và thu hút tài năng trí tuệ của nhà văn sáng tạo.

Quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo và bồi đưỡng và tạo môi tường cho lực lượng văn học trẻ để bảo đảm tính kế thừa cũng như khơi nguồn sáng tạo.

Đối với các nhà văn, trước hết cần quan tâm bảo vệ sức khỏe của mình và thực hiện tốt quy định về phòng chống dịch, thích ứng với điều kiện mới để nỗ lực sáng tạo tác phẩm đáp ừng sự mong đợi của Đảng nhà nước và nhân dân.

Trong xu thế phát triến của cuộc mạng 4.0, nhà văn cũng phải tự đổi mới tư duy để tận dụng thế mạnh công nghệ để phục vụ cho công việc sáng tác cúng như quảng bá “tiêu thụ sản phẩm” của mình.

Chúng ta ai ai cũng mong đại dịch rồi sẽ qua đi để cuộc sống  trở lại trạng tái bình hường mới và được đón nhận nhiều tác phẩm văn học có giá trị làm phong phú thêm đời sống tinh thần con người.

(Bài Tuyên truyền Nghị quyết 84//NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

None

Hoàng Vũ

Tin liên quan

Tin mới nhất

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024

Tối 17/4, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội cùng các bộ ngành, địa phương tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024 với nhiều hoạt động, sự kiện phong phú, đa dạng.