Những ngày cách ly - Cuốn sách "thần tốc" vào mùa dịch

Đại dịch Covid-19 không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà một trong những hệ lụy phức tạp nhất là nó có thể làm trầm trọng thêm mâu thuẫn trong quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tự do cá nhân và trách nhiệm xã hội.

Cuốn sách "Những ngày cách ly" của Nguyễn Quang Thắng là tiểu thuyết hư cấu, được tác giả hoàn thành trong 12 ngày.

Cuốn tiểu thuyết kể về gia đình ông bà Trương và tiểu thư Hoàng Cúc phải đối mặt dịch bệnh. Mỗi thành viên trong gia đình đó chọn cho mình một tâm thế khác nhau để vượt qua đại dịch và nhận về những bài học giá trị riêng.

Có người nhận ra rằng những giá trị vật chất mà một đời tôn thờ bỗng dưng vỡ tan tành trước một thử thách vô tiền khoáng hậu, như nhân vật Trương hay chàng thanh niên Tony - Lê Vĩnh Phúc...

Có người tìm thấy những giá trị mới, niềm tin và cả tình yêu trong chính con người mới chỉ hôm trước còn xa lạ. Thậm chí họ còn tìm thấy giá trị mới ngay trong chính con người mình - những giá trị vốn bị lãng quên và chôn vùi ở một nơi thật sâu trong chính tâm can mình.

Những ngày cách ly - Cuốn sách "thần tốc" vào mùa dịch - 1 Cuốn tiểu thuyết hư cấu - Những ngày cách ly

Những thử thách, những hoạn nạn và cả những sai lầm của chính chúng ta cũng sẽ không bao giờ qua đi một cách vô ích nếu như có thể học được những bài học từ đó. Nó có thể là sự cảnh tỉnh cho sự chủ quan hoặc lối sống thiếu trách nhiệm của chúng ta, cho sự tham lam vô độ hay những khát vọng điên cuồng của chúng ta.

Và cuối cùng, sẽ không thể nào khác được, đại dịch cũng sẽ qua nhưng cơn đại hồng thủy mà nó gây ra trong tâm hồn mỗi người có thể còn kéo dài. Nhưng nói như Tuấn, chàng học viên quân sự trong cuốn sách Những ngày cách ly thì: “Điều quan trọng không phải là chuyện gì sẽ xảy đến với mình mà mình sẽ đối diện với chuyện đó như thế nào”.

Câu chuyện không chỉ nói về dịch, mà còn chỉ ra cách mà con người đối mặt với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống với mong muốn lan tỏa sự lạc quan tới độc giả.

"Những ngày cách ly" nhấn mạnh tới những giá trị nhân văn thực sự, đó là điều không chỉ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn mà còn nhìn ra những giá trị của cuộc sống ngay cả trong những ngày đen tối nhất.

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Tết, dẫu ngày thường không hay rượu thì, chí ít mỗi người dù già trẻ, gái trai, đều có thể nâng một ly rượu thơm nồng mừng xuân, mừng năm mới. Người ta nói đến “văn hóa rượu”, vì rượu là một trong những phát minh quan trọng của loài người (nhiều ý kiến còn cho là sau việc phát minh ra lửa!?). Muốn cảm nhận được cái nhã thú của văn hóa rượu, thiết nghĩ có một cách, hãy tìm đ

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Gần dân, chăm dân – dân quý, dân thờ là yếu tố tạo nên giá trị đặc sắc của di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Trong tâm thức dân gian, sự chăm lo và gắn bó gần gũi với số phận sinh tồn, làm ăn và phát triển của cộng đồng dân chúng từ các thế hệ vua Hùng cùng các bậc tiền nhân thuở xa xưa luôn luôn là “một sự thực lịch sử”, cần được ghi nhớ và tri ân.