Phim tài liệu truyện “Đại thi hào Nguyễn Du”: Thành công với thể loại tài liệu có dàn dựng

(Arttimes) - Sau khi “Đại thi hào Nguyễn Du” được Cục Điện ảnh cấp phép phổ biến và hiện nay đang chuẩn bị tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 tại Huế vào tháng 11 tới. Phóng viên có cuộc trò chuyện với đạo diễn Nguyễn Văn Đức tác giả của bộ phim và TS Phạm Xuân Mừng nhà đầu tư kinh phí lớn để sản xuất phim…

PV: Tại sao ông lại chọn hình thức phim tài liệu có dàn dựng, một thể loại chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam?

Đạo diễn Nguyễn Văn Đức: Trước năm 2018 tình cờ tôi xem được bộ phim tài liệu về đại thi hào Nguyễn Du trên VTV1. Rồi sau đó vào YouTube tôi xem được thêm vài phim tài liệu khác cũng làm về đại thi hào Nguyễn Du. Với cảm nhận cá nhân, tôi thấy những nhà làm phim đã hết sức cố gắng thể hiện thông qua nghiệp vụ chuyên môn, song phim vẫn không có sự mới mẻ và lôi cuốn. Lúc đó tôi nghĩ nếu dùng phương pháp làm phim tài liệu có dàn dựng thì sẽ hay và gây được cảm xúc với người xem.

Phim tài liệu truyện “Đại thi hào Nguyễn Du”: Thành công với thể loại tài liệu có dàn dựng - 1
Đạo diễn Nguyễn Văn Đức và các diễn viên phim

Phim tài liệu có dàn dựng là một thể loại kết hợp hai phương pháp thể hiện: Phim tài liệu và phim truyện trong một bộ phim. Với thế giới loại phim này đã có từ lâu nhưng ở Việt Nam còn mới mẻ. Phim tài liệu có dàn dựng được thể hiện thông qua cốt truyện nhưng phải tôn trọng sự thật và chỉ được phép sáng tạo trong sự thật. Từ khi còn theo học khoa quay phim Trường điện ảnh VGIK (Đại học điện ảnh quốc gia Nga khoá 1987-1992), được học khá kỹ về phương pháp làm phim tài liệu có dàn dựng, nên khi tốt nghiệp về nước công tác, tôi đã ấp ủ thực hiện một bộ phim thuộc thể loại này. Nhưng do đây là thể loại phim khó, lại cần kinh phí thực hiện lớn nên đành gác lại ước mơ…

Cơ duyên như là cụ Nguyễn Du trao cho tôi khi gặp được TS Phạm Xuân Mừng cùng nhà báo Lương Xuân Trường và nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Tuấn vào năm 2018, chúng tôi có cơ hội được thực hiện bộ phim Đại thi hào Nguyễn Du theo phương pháp tài liệu có dàn dựng - thể loại mà tôi đã ấp ủ bấy lâu nay.

Phim dựng lại lịch sử cách đây hàng trăm năm nên việc lựa chọn bối cảnh và trang phục gặp những khó khăn gì?

Đạo diễn Nguyễn Văn Đức:  trước hết tôi xin nói về những khó khăn khi quay bộ phim này đó là bối cảnh. Các bối cảnh Bích Câu - Thăng Long, Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh, Từ Sơn - Bắc Ninh, Quỳnh Côi – Thái Bình - Huế … nơi cụ Nguyễn Du sinh ra, làm việc, rồi mất, đã không còn như xưa. Vì thế, đoàn phim phải phục dựng lại hầu hết các bối cảnh đó. Hơn nữa, thời gian trong phim trải qua ba triều đại: Cuối thời kỳ Lê - Trịnh, thời kỳ Tây Sơn và đầu thời kỳ Nhà Nguyễn, nhưng cơ bản phục trang vẫn gần như là của thời kỳ cuối Lê - Trịnh – theo một số tư liệu đáng tin cậy, nên đoàn phim đã căn cứ vào các dữ liệu lịch sử để chọn trang phục, đảm bảo tính lịch sử cao.

Một khó khăn nữa đó là về thời tiết và dịch bệnh cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất phim. Mưa gió và cả dịch COVID-19 đã không buông tha những người làm phim.

Nhưng bên cạnh đó đoàn làm phim chúng tôi cũng có những thuận lợi cơ bản như được sự ủng hộ rất lớn cả vật chất và tinh thần của các cấp lãnh đạo và nhân dân tại các bối cảnh quay như: Hà Tĩnh – quê cha; Bắc Ninh – quê mẹ; Thái Bình – quê vợ; Thành phố Huế - nơi Nguyễn Du làm quan trong triều đình và một số địa phương khác... Tất cả những người tham gia đoàn làm phim từ các nghệ sĩ đến các bộ phận sản xuất đều làm việc hết mình vì tình yêu mến, kính trọng đại thi hào Nguyễn Du. Nhân dân tại các điểm quay cũng nhiệt tình ủng hộ đoàn làm phim và mong mỏi sẽ được xem một bộ phim tài liệu lịch sử tái hiện lại bằng câu chuyện có hình ảnh kể về cuộc đời đại thi hào và tác phẩm Truyện Kiều.

Quan điểm của đạo diễn trong quá trình chọn các nhân vật, nhất là đối với Nguyễn Du như thế nào?

Đạo diễn Nguyễn Văn Đức: Tiêu chí đầu tiên chúng tôi đặt ra là diễn viên không có sự can thiệp của thẩm mỹ viện trên mặt (đặc biệt đối với các nhân vật nữ). Ưu tiên những gương mặt mới lạ. Cố gắng đảm bảo hình thức tương ứng với các tầng lớp, đẳng cấp mà nhân vật thể hiện, từ vua, quan, trí thức, học trò và quần chúng nhân dân lao động.

Đặc biệt với hình ảnh Nguyễn Du vì thể hiện suốt quá trình từ khi Người sinh ra, lớn nên và tới lúc tạ thế, với các lớp cắt về thời gian: Khi Nguyễn Du (5- 6) tuổi; (8- 10) tuổi; (13 – 15) tuổi và (18 – 55) tuổi nên yêu cầu các diễn viên đảm bảo có nét hao hao giống nhau. Đoàn phim đã rất công phu tuyển chọn và đảm bảo được yêu cầu này. Với các hình tượng trong Truyện Kiều: Thúy Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Tú Bà, Kim Trong, Từ Hải … tuy chỉ là hình tượng được tưởng tượng trong tâm trí người đọc nhưng chúng tôi cũng cố gắng khắc họa và chọn diễn viên sao cho gần gũi nhất có thể…

Phim tài liệu truyện “Đại thi hào Nguyễn Du”: Thành công với thể loại tài liệu có dàn dựng - 2
Cảnh Nguyễn Du và vợ được quay ở Thái Bình

PV. Nguyện vọng của đạo diễn khi bộ phim này tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22?

Để chuẩn bị cho Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 được tổ chức tại Huế vào tháng 11 tới, hiện nay chúng tôi đang khẩn trương hoàn thiện mọi thủ tục để gửi phim tham dự liên hoan. Mục đích của chúng tôi đưa phim đi tham dự liên hoan phim lần này nhằm hưởng ứng cuộc thi của Bộ Văn hóa ,Thể thao và Du lịch tổ chức, qua đó góp một phần nhỏ bé vào thành công  chung của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22. Đồng thời qua đó phim chúng tôi được giao lưu và đến với công chúng một cách rộng rãi. Tâm lý của tôi cũng như những người làm phim nói chung khi mang “ đứa con tinh thần’ của mình tham  dự liên hoan đều mong muốn phim của mình có một vị trí xứng đáng nếu được Ban giám khảo công tâm đánh giá đúng với công sức mà đoàn làm phim đã cố gắng. Chúng tôi mong muốn Liên hoan phim  thực sự  là cuộc giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các đoàn làm phim để cho ra đời nhiều tác phẩm điện ảnh có giá trị phục vụ công chúng yêu điện ảnh.

PV. Còn đối với TS Phạm Xuân Mừng, lý do gì khiến TS có ý tưởng làm bộ phim về Nguyễn Du?

TS. Phạm Xuân Mừng: Tôi là người con của quê hương Hà Tĩnh, từ tấm bé tôi đã rất yêu Truyện Kiều và kính trọng tài đức của cụ Nguyễn Du. Và nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của cụ Nguyễn Du, tôi muốn làm một việc gì đó để tưởng nhớ đến cụ một người con của quê hương Hà Tĩnh, một danh nhân văn hóa của Việt Nam. Đặc biệt thông qua việc làm phim tôi muốn gửi đến mọi người một thông điệp hãy quan tâm hơn đến văn hóa dân tộc, quan tâm hơn đến những giá trị văn hóa cốt lõi là gốc rễ của mọi vấn đề. Cha tôi một người nông dân gần như đã thuộc làu Truyện Kiều và ông thường lấy Truyện Kiều để răn dạy con cháu. Chính từ tình cảm đó đã truyền lại cho tôi sự ngưỡng mộ vô cùng về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

PV. Bỏ ra một số kinh phí tương đối lớn tới gần 15 tỷ đồng, ông có nghĩ đến việc bộ phim sẽ đoạt giải…?

TS. Phạm Xuân Mừng: Mục đích chính của tôi là được thỏa mãn mong ước của mình là được làm một cái gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời và là nén hương thơm thắp cho cụ Nguyễn Du. Mặt khác, bộ phim của chúng tôi được xây dựng hết sức cẩn thận, công phu, và nghiêm túc dễ đi vào lòng người. Nên tôi vẫn hy vọng…

PV. Tiến sĩ gặp khó khăn gì khi thuyết phục gia đình đồng lòng, đồng sức để dồn một số tiền lớn cho bộ phim?

TS. Phạm Xuân Mừng: Nói thật đây là cả vấn đề, bạn biết đấy đối với gia đình để làm được điều này không phải dễ, nhưng tôi đã phải thuyết phục từ từ để gia đình hiểu được ý nghĩa của việc mình làm, thậm chí, mời vợ tham gia một vai trong phim để vợ chia sẻ (đây là lô cốt khó khăn nhất) và cuối cùng vợ cũng nhận lời vào vai bà ngoại của Nguyễn Du. Từ đó mọi việc “rất hanh thông”.

PV. Ông có tin tưởng sau khi tham dự liên hoan phim và phát hành bộ phim này  một cách rộng rãi sẽ được khán giả đón nhận?

TS. Phạm Xuân Mừng: Đấy là điều mong muốn của tôi và cả Đoàn làm phim, nhưng đón nhận thế nào đấy lại thuộc quyền của khán giả… Tôi chỉ mong sau khi xem phim mọi người thêm yêu quý Nguyễn Du và Truyện Kiều cũng như những tác phẩm bất hủ khác của đại thi hào Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế. Đặc biệt với tính giáo dục cao, chúng tôi muốn sau này bộ phim được phổ biến rộng rãi trong hệ thống nhà trường để học sinh, sinh viên hiểu sâu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du cũng như tác phẩm Truyện Kiều bất hủ.

PV. Xin cảm ơn ông./.

Trần Anh Tuấn

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Tết, dẫu ngày thường không hay rượu thì, chí ít mỗi người dù già trẻ, gái trai, đều có thể nâng một ly rượu thơm nồng mừng xuân, mừng năm mới. Người ta nói đến “văn hóa rượu”, vì rượu là một trong những phát minh quan trọng của loài người (nhiều ý kiến còn cho là sau việc phát minh ra lửa!?). Muốn cảm nhận được cái nhã thú của văn hóa rượu, thiết nghĩ có một cách, hãy tìm đ