Đang giặt đồ bỗng bị rết cắn, mẹ bầu giật mình ngã ra, nhìn xuống phần dưới khóc hết nước mắt

Con rết đột ngột tấn công đã khiến mẹ bầu này bị giật mình và hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Sảy thai là tình trạng thai nhi bị mất trước tuần 20 của thai kỳ (sau tuần 20, người ta gọi là lưu thai). Theo thống kê, có tới 10 – 15% tổng số thai kỳ bị sảy thai, trong đó, 80% các ca xảy ra trước tuần thứ 12 của thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai. Như mới đây, một bà mẹ người Trung Quốc không ngờ mình lại mất đi đứa con đầu lòng chỉ vì một tai nạn hết sức hy hữu. 

Cụ thể, cô Dân năm nay 33 tuổi mang thai lần đầu. Nhớ lại vụ tai nạn xảy ra hai ngày trước, cô Dân vẫn chưa nguôi nỗi sợ và đau lòng. Mẹ bầu cho biết cách đây 2 ngày, cô mang đồ ra ngoài giặt như mọi khi. Nhưng khi vừa đổ nước vào chậu và cầm vào thành chậu thì bị một con rết lớn cuộn mình lên và cắn ngay vào tay. Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến cô Dân giật mình, ngã ngửa về phía sau. Ngay sau đó, cô cảm thấy bụng đau nhói và máu chảy ra - dấu hiệu cho thấy cô đã sảy thai. 

Mẹ bầu mới mang thai được hơn 1 tháng nhưng bị rết cắn và sảy thai.

Sau đó, gia đình vội đưa cô Dân đến bệnh viện nhưng đáng tiếc bác sĩ cho biết không còn kịp nữa, đứa bé đã mất. Bác sĩ cũng cho biết thực ra độc rết không ảnh hưởng đến cái thai nhưng sự giật mình, hoảng loạn của cô Dân đã dẫn đến sự việc đau lòng. May mắn thay sau khi điều trị, sức khỏe của cô đã dần ổn định. Bác sĩ khuyên sản phụ nên nghỉ ngơi ít nhất 2 tháng rồi hãy cố gắng mang thai lại. 

Theo bác sĩ, trong giai đoạn đầu thai kỳ chưa hoàn thiện, nếu thai phụ có tâm trạng thất thường sẽ dẫn đến sẩy thai, phụ nữ có tiền sử nạo phá thai nhiều lần thì khả năng sẩy thai sẽ cao hơn. Vì vậy, việc giữ thái độ lạc quan khi mang thai là rất quan trọng đối với bà bầu, có thể đọc sách báo, nghe nhạc, đừng suy nghĩ xem mình mắc bệnh gì sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng.

Bác sĩ cho biết có nhiều nguyên nhân gây sảy thai nên mẹ bầu cần cẩn trọng, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình khi mang thai. Cố gắng không ăn đồ lạnh, cay, kích thích, tốt nhất nên ăn ở nhà, đồ bên ngoài ít nhiều cũng không sạch sẽ. Ăn thực phẩm không sạch có thể gây viêm đường tiêu hóa, dẫn đến các phản ứng có hại như tiêu chảy, nôn mửa và gây sảy thai.

Đồng thời, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tập thể dục phù hợp, đi dạo và các bài tập nhẹ nhàng khác, không nằm trên giường cả ngày sẽ không tốt cho việc nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, nếu là thai phụ có tiền sử sẩy thai nhiều lần và có dấu hiệu sẩy thai thì nên chú ý nghỉ ngơi, nằm nghỉ ngơi tại nhà.

Nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Sảy thai là tình trạng mất thai trước tuần 23 của thai kỳ. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ và 80% các ca sảy thai xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ bao gồm: 

- Vấn đề về nhau thai: Nhau thai là cơ quan kết nối cơ thể bé với cơ thể mẹ, vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi để thai nhi phát triển. Do đó, nếu nhau thai có vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, thậm chí là gây sảy thai.

- Các vấn đề về nhiễm sắc thể: Nguyên do là hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể là thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.

- Mất cân bằng hormone: Hormone có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Ví dụ như hormone progesterone có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung, nếu cơ thể của mẹ không đủ progesterone thì nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sảy thai.

- Rối loạn miễn dịch: Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức, có thể là nguy cơ dẫn đến tái diễn. Nói theo cách đơn giản, cơ thể người mẹ không chấp nhận tình trạng mang thai.

- Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu: Việc mẹ bầu bị bệnh khi mang thai, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp khi mang thai, lupus, bệnh thận và các vấn đề với tuyến giáp,... có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

- Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm: Tình trạng nhiễm khuẩn, truyền nhiễm có thể làm cho túi ối bị vỡ sớm hoặc cũng có thể khiến cổ tử cung mở quá nhanh.

- Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm cũng có thể dẫn đến sảy thai.

- Cấu trúc tử cung: Các bất thường tử cung như tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, tử cung hai sừng,... có thể gây sảy thai.

- Hở eo cổ tử cung: Hở eo cổ tử cung có thể dẫn đến sảy thai. Nếu cổ tử cung của người mẹ quá yếu sẽ khó giữ được thai nhi.

Ngọc Linh

Link nội dung: https://arttimes.vn/gia-dinh/dang-giat-do-bong-bi-ret-can-me-bau-giat-minh-nga-ra-nhin-xuong-phan-duoi-khoc-het-nuoc-mat-c59a6045.html