Tắm rửa khi mang thai, mẹ bầu "nằm lòng" 5 nguyên tắc này để phòng sảy thai, sinh con dị tật

Khi tắm rửa, bà bầu phải lựa chọn nhiệt độ thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Trong thời gian mang thai, thói quen sinh hoạt của mẹ bầu đều sẽ phải thay đổi vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Thậm chí, mẹ cũng cần có những nguyên tắc riêng khi tắm rửa để tránh gặp rắc rối và đề phòng gây hại đến thai nhi.

Chọn nhiệt độ nước tắm thích hợp 

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu khi tắm nên điều chỉnh đến mức nhiệt từ 35-38 độ C là phù hợp, tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. 

Khi tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ tăng lên. Thông thường, điều này sẽ không đe dọa sức khỏe ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, nếu nhiệt độ cơ thể của sản phụ quá cao và sản phụ bị tăng thân nhiệt thì em bé trong buồng tử cung có thể gặp nguy hiểm.

Nhiệt độ quá nóng có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khi mang thai trong ba tháng đầu - 12 tuần - khi các cơ quan của em bé đang phát triển. Não và tủy sống là những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất do tăng thân nhiệt; do đó, dị tật ống thần kinh dễ xảy ra trong thời kì này.

Một vấn đề khác với việc nước tắm quá nóng là nó có thể làm giảm huyết áp của sản phụ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu từ cơ thể mẹ đến bào thai và có thể gây nguy hiểm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Ban đầu, sản phụ có thể bắt đầu cảm thấy lâng lâng, chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn; triệu chứng nặng hơn của việc hạ huyết áp là nó làm tăng nguy cơ ngất xỉu và ngã, cuối cùng là chấn thương.

Còn mẹ bầu tắm nước lạnh thì dễ bị ốm, cảm lạnh do hệ miễn dịch yếu hơn trong khoảng thời gian này. Khi mẹ bầu bị ốm chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến em bé. 

Thời gian tắm chỉ nên từ 10-20 phút

Thời gian tắm cũng nên được các mẹ bầu cân nhắc và không được tắm quá lâu. Thông thường, không gian phòng tắm khép kín, kém thông thoáng nên nếu mẹ ở trong phòng tắm thời gian dài, trong không gian nhỏ sẽ dễ bị chóng mặt, khó thở. Việc tắm lâu cũng dễ khiến giãn mao mạch, khiến máu lên não chậm hơn.

Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, việc ở trong phòng tắm kín một thời gian dài sẽ gây trở ngại cho việc cung cấp oxy đến thai nhi, khiến nhịp tim thai nhi đập nhanh, tắc nghẽn và ảnh hưởng đến sự phát triển về thần kinh của em bé. Vì vậy mẹ bầu nên kiểm soát thời gian tắm chỉ từ 10-20 phút là đủ.

Nên tắm vòi hoa sen

Hầu hết chị em phụ nữ đều muốn tắm bồn để ngâm mình trong làn nước ấm thư giãn nhưng theo các chuyên gia, với mẹ bầu thì nên chọn cách tắm bằng vòi hoa sen.

Vùng đáy chậu của mẹ bầu rất nhạy cảm vì vậy việc ngâm mình trong bồn tắm sẽ dễ gây nhiễm nấm âm đạo, hủy hoại môi trường pH âm đạo và trường hợp nặng còn có thể gây sảy thai.

Chọn sữa tắm an toàn với bà bầu

Ngoài ra, nếu có thói quen sử dụng sữa tắm, mẹ nên chọn những loại sữa tắm an toàn với mẹ bầu. Rất nhiều loại mỹ phẩm có chứa thành phần cấm với bà bầu mà có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Lưu ý khi tắm:

Ngoài những nguyên tắc trên, mẹ bầu cũng nên chú ý một vấn đề sau khi tắm: 

- Phòng tắm thường rất trơn, trượt, cộng với bọt sữa tắm, dầu gội có thể dễ khiến mẹ bầu bị ngã. Vì vậy phải chú ý khi di chuyển và luôn nhớ một tay phải bám vào tường.

- Mẹ bầu không nên kì cọ mạnh ở những vùng nhạy cảm như rốn, đầu ti, nách,... 

- Cần lâu khô toàn bộ cơ thể sau khi tắm đặc biệt là vùng kín với khăn mềm và nên bôi kem dưỡng ẩm sau đó để bảo vệ làn da cho mẹ bầu. 

Ngọc Linh

Link nội dung: https://arttimes.vn/gia-dinh/tam-rua-khi-mang-thai-me-bau-nam-long-5-nguyen-tac-nay-de-phong-say-thai-sinh-con-di-tat-c59a6207.html