Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc

Ngày 31/8, Hội Nhạc sĩ tổ chức chào mừng ngày Âm nhạc Việt Nam 2022 bằng sự kiện đặc biệt “Hát lên Việt Nam” với tinh thần âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc.

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 1

Tiết mục biểu diễn ngoài trời chào mừng chương trình "Hát lên Việt Nam" của Hội Nhạc sĩ. (Ảnh: Huyền Thương)

Chương trình có sự hiện diện của các vị khách quý: Đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương; Đồng chí Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; Thiếu tướng, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Nhạc sĩ, NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng ban tổ chức liên hoan; Nhà lý luận phê bình âm nhạc, Nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu, Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; cùng các nhạc sĩ, các nghệ sĩ và đông đảo khán giả đã tới tham dự.

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 2

Các đại biểu và khán giả tham dự chương trình. (Ảnh: Huyền Thương)

Ngày Âm nhạc Việt Nam 3/9/2022 được tổ chức hòa trong âm vang của Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 với niềm tin mới, hy vọng mới về sự phát triển đời sống nghệ thuật nói chung và đời sống âm nhạc nói riêng.

Phát biểu tại chương trình, Thiếu tướng, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết âm nhạc luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần con người, âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều từ những khó khăn trong cuộc sống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 3

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình. (Ảnh: Huyền Thương)

“Âm nhạc là sợi dây vô hình kết nối tình yêu thương giữa con người với con người, xóa bỏ những rào cả về vị trí địa lý, chính trị, xã hội, những ngăn cắt của ngôn ngữ để hòa nhập cùng nhau. Ngôn ngữ của âm nhạc là ngôn ngữ chung của tất cả các thế hệ và mọi dân tộc, ai cũng hiểu được nó bởi vì nó được hiểu bằng trái tim” - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhấn mạnh.

Ý tưởng tổ chức Ngày âm nhạc Việt Nam được bắt nguồn từ sự kiện lịch sử Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dân Thủ đô hát bài ca “Kết đoàn”, chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đại hội Đảng lần thứ 3 tại Công viên Bách thảo (Hà Nội) vào 3/9/1960.

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 4

Cho đến ngày nay, biểu tượng Ngày Âm nhạc Việt Nam vẫn là hình ảnh Lãnh tụ Hồ Chí Minh bắt nhịp bài ca “Kết đoàn”.

Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép lấy ngày mùng 3 tháng 9 hàng năm là Ngày âm nhạc Việt Nam – Ngày hội tôn vinh Âm nhạc Việt Nam.

Ngày Âm nhạc Việt Nam động viên chúng ta cùng phát huy những giá trị truyền thống và cách mạng của nền âm nhạc Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm âm nhạc hay, nhiều hoạt động âm nhạc có ý nghĩa, cùng các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 5

Thiếu tướng, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam chúc mừng các nhạc sĩ mới kết nạp vào Hội. (Ảnh: Huyền Thương)

65 năm qua Hội Nhạc sĩ Việt Nam luôn giữ vững truyền thống đồng hành cùng dân tộc và càng tự hào hơn, Ngày Âm nhạc Việt Nam là những ngày đồng hành của mùa thu cách mạng Việt Nam.

Chương trình âm nhạc “Hát lên Việt Nam” chào mừng Ngày âm nhạc Việt Nam 2022 được chia làm 3 phần với những điểm nhấn quan trọng.

Phần một sẽ tôn vinh âm nhạc dân tộc Việt Nam, thể hiện tính kế thừa truyền thống cha ông để làm nền tảng cho nền âm nhạc Việt Nam sau này. Với việc khai thác triệt để âm nhạc truyền thống với nhạc cụ dân tộc qua các tiết mục “Trống hội ngày xuân”; Độc tấu đàn Tỳ bà và dàn nhạc qua tác phẩm “Suy tư”; Phần biểu diễn đơn ca “Mẹ yêu con”; Độc tấu sáo trúc và dàn nhạc qua tác phẩm “Kể chuyện dòng sông”.

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 6

Tiết mục hòa tấu dàn nhạc dân tộc “Trống hội ngày xuân”. (Ảnh: Huyền Thương)

Phần hai gồm các nội dung trình diễn của nhạc thính phòng cổ điển, với ý tưởng tiếp thu tinh hoa của nghệ thuật thế giới một cách có chọn lọc để xây dựng nền âm nhạc Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Các nghệ sĩ sẽ chơi các tác phẩm như độc tấu violin “Miền nam quê hương tôi”, độc tấu cello “Trăng trên vịnh”,…

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 7

Tác phẩm độc tấu violin “Miền nam quê hương tôi”. (Ảnh: Huyền Thương)

Phần ba là phần biểu diễn của các nghệ sĩ trẻ qua các ca khúc: “Giấc mơ yêu thương”; “Thương lắm tóc dài ơi”; “Lời thì thầm mùa xuân”; “Tướng quân Võ Nguyên Giáp”; “Mừng ngày âm nhạc Việt Nam”;… Đây là những tác phẩm được chọn lọc nhằm bám sát vào đời sống âm nhạc ngày nay và sự gắn bó tình quân dân.

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 8

Tiết mục đơn ca "Tướng quân Võ Nguyên Giáp”. (Ảnh: Huyền Thương)

Chương trình “Hát lên Việt Nam” được dàn dựng công phu với sự chỉ đạo nội dung của Thiếu tướng, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh; Chỉ đạo nghệ thuật của PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân; Tổng đạo diễn NSND Phạm Ngọc Khôi.

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 9

Chương trình “Hát lên Việt Nam” quy tụ nhiều nghệ sĩ tên tuổi tham gia. (Ảnh: Huyền Thương)

Cùng sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ: PGS.TS Huy Phương; NSND Quốc Hưng; NSND Mai Hương; NSƯT Cồ Huy Hùng; NSƯT Bùi Lệ Chi; Ca sĩ Anh Thơ; Ca sĩ Khánh Linh; Nhóm Dòng Thời gian; Dàn nhạc Dân tộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Dàn nhạc nhẹ, Dàn Quân nhạc Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội;…

Hát lên Việt Nam: Âm nhạc hội tụ, lan tỏa và đồng hành cùng dân tộc - 10

Các đại biểu tặng hoa chúc mừng các nghệ sĩ. (Ảnh: Huyền Thương)

Trong không gian của Ngày âm nhạc Việt Nam 3/9/2022 khán giả đã cùng hòa mình vào những giai điệu bất tận, trào dâng cảm xúc từ những tác phẩm đặc sắc của các nhạc sĩ Việt Nam.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất