Trọn đời tìm mẹ

Sống trên đời mới hay: thói quen và nếp sống mạnh hơn tất cả.

Trọn đời tìm mẹ - 1
 

Rùa con choàng mở mắt, nó thấy ngột ngạt, vướng víu, khó chịu. Hoá ra mấy mảnh vỏ trứng vỡ bao quanh mình. Gắng hết sức gạt vỏ trứng bùng nhùng ra, rùa con lại thấy bóng đêm đen kịt vây quanh, một cái gì nặng nề đè trĩu trên mình. Rùa con đưa cả bốn chân gạt tứ tung, bỗng nó thấy một bàn chân giống như chân nó cũng bới bới, rồi tiếng nói đứt quãng như bị vướng cái gì:

- Chị nào đấy. Nhích ra một tý cho em ngoi lên, vướng víu quá!

Rùa con nhận ra đứa em cũng đang quều quào bốn chân gạt vỏ trứng như mình để ngoi ra. Nó lào khào:

- Em có thấy ngạt không?

- Khó chịu lắm. Chắc bụng mẹ mình ấp ở trên đấy.

- Chị giơ chân cào cào rồi. Không phải bụng mẹ đâu. Cát đấy. Cát mới sạn và nặng thế này chứ. Thôi cố hất tung cát ra để anh, chị em mình gặp mẹ. Chị muốn gặp mẹ lắm rồi.

- Em cũng thế. Ái ái! Móng ai động vào em đấy?

- Em đây, em đây... Em cũng đang cố thoát khỏi vỏ trứng, cho em đi gặp mẹ với!

- Cả em nữa... Cho em gặp mẹ!

Rùa con nghe thấy tiếng lao xao của đám rùa em thích thú:

- Vậy là mẹ đẻ rất nhiều chị em mình đấy. Thế thì hợp sức lại đẩy cát ra chị em mình cùng chui ra đi gặp mẹ.

Chẳng mấy chốc, đám rùa con đã bới được cát chui ra ngoài. Chúng đứng trên bờ hố cát ngơ ngác nhìn. Đám rùa bé kêu lên:

- Mẹ đâu rồi, mẹ ơi!

Rùa con nhìn ra biển chợt nó reo lên:

- Chị nhìn thấy vết chân của mẹ rồi. Chắc mẹ đẻ chị em mình nên khát mới bò ra biển uống nước đấy. Chị em mình ra biển đi.

Nói xong nó lổm cồm bò theo vệt chân của mẹ và hàng trăm rùa anh em nó cũng bò theo. 

Từ trên cao nhìn thấy đàn rùa con đang lồm cồm bò theo lốt chân mẹ, đàn cò vạc, kền kền, chim ưng từ đâu à à bay đến, chúng thích thú há mồm gần như đồng loạt hỏi:

- Hay lắm! Lũ chúng rùa chúng mày đi đâu mà đông thế?

Cả đám rùa thật thà đồng thanh đáp lại:

- Chúng cháu đi tìm mẹ ạ.

- Vậy hả? Này thì tìm mẹ này, tìm mẹ này!

Đàn chim vừa giễu cợt, vừa thi nhau đớp gọn những chú rùa con tội nghiệp rồi ngửa cổ nuốt gọn. Rùa con đi đầu thấy vậy giục đàn em:

- Nhanh lên các em. Mẹ đang chờ chúng ta ngoài biển.

Rùa con ra đến mép nước nó bàng hoàng không thấy mẹ đâu. Nó cố ngoái cổ lại nhìn đàn em nó đang bị lũ chim ăn dần, chỉ còn trơ lại mấy con. Nó đau lòng bảo:

- Chắc mẹ xuống nước rồi. Còn em nào thì xuống nước nhanh đi. Ta đi tìm mẹ.

Nói xong rùa con lặn vào con sóng đang táp vào bờ. Từ đó cho đến khi nó trở thành một con rùa to lớn, nó luôn luôn bơi ngang dọc trong biển cả mênh mông để đi tìm mẹ. Nó mong gặp mẹ là thế, vậy mà khi đến kì đẻ trứng, nó lại quên hẳn ước vọng lớn lao khi nó còn là rùa con. Sau khi lâm bồn, nó lại vun cát lấp những quả trứng nó đẻ còn nó lại thản nhiên bò ra biển về với nghìn trùng, để rồi những đứa con nó sinh ra, lại bắt đầu cuộc hành trình đầy nguy hiểm và chết chóc bò theo vết trườn của mẹ ra biển cả mênh mông với khát khao tìm được mẹ.

Sống trên đời mới hay: thói quen và nếp sống mạnh hơn tất cả.

 

Truyện ngụ ngôn của

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Tết, dẫu ngày thường không hay rượu thì, chí ít mỗi người dù già trẻ, gái trai, đều có thể nâng một ly rượu thơm nồng mừng xuân, mừng năm mới. Người ta nói đến “văn hóa rượu”, vì rượu là một trong những phát minh quan trọng của loài người (nhiều ý kiến còn cho là sau việc phát minh ra lửa!?). Muốn cảm nhận được cái nhã thú của văn hóa rượu, thiết nghĩ có một cách, hãy tìm đ