Từ thiện cũng cần phải thận trọng

(Arttimes)- Một số đại biểu Quốc hội cho rằng: Nên thận trọng trong việc lập quỹ cá nhân để cứu trợ thiên tai. Nếu có, phải đăng ký rõ ràng để quản lý nguồn quỹ cho minh bạch.

Căn nguyên của vấn đề là do theo quy định hiện hành, việc ca sĩ Thủy Tiên, hay nhiều nghệ sĩ khác, hoặc những cá nhân, doanh nghiệp…..quyên góp và kêu gọi quyên góp ủng hộ tiền, vật chất....cho bà con vùng lũ đã vi phạm vào sự cấm đoán của Nghị định 64/2008.

Bởi theo Nghị định 64/2008 (về việc vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng…) không quy định cho những cá nhân, nhóm người như trên được vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

Cụ thể, Điều 5 của nghị định 64/2008 nêu rõ, chỉ có ba nhóm tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ. Gồm có:

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; báo, đài của trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định. Các tổ chức, đơn vị ở trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

Cũng theo Điều 5, Chính phủ nhấn mạnh: Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

Liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội lưu ý: Người dân đã ủng hộ kinh phí để giúp đỡ nhân dân bị lũ lụt ở các tỉnh miền Trung thì nên lưu giữ lại các bằng chứng để sau này khi lũ lụt hết rồi, những ai cần truy cứu thì có căn cứ để giải trình.  

Từ thiện cũng cần phải thận trọng - 1 Từ thiện cũng cần phải thận trọng. Ảnh minh họa

Ông cho rằng cần phải quy định cho minh bạch. Chủ thể có quyền huy động và không nhất thiết chỉ là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân. Cá nhân cũng có thể có quyền đứng ra quyên góp, không nhất thiết là phải qua một trình tự thủ tục hành chính phải được phép. Họ chỉ cần đăng ký, như doanh nghiệp với một mã định danh, với thông tin cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Còn sau đó là những quy định về phương thức để thực hiện cứu trợ như thế nào.

Về phía nhà nước, phải đưa ra quy định, định hướng, hướng dẫn để sau này nếu có chuyện khuất tất thì các cá nhân có cơ hội giải trình minh bạch. Đồng thời có những quy định ngăn cấm để xử lý những hành vi lạm dụng thiên tai, địch họa để trục lợi bằng nhân danh cứu hộ quyên góp.

Tạm kết, những vướng mắc về mặt pháp lý so với thực tiễn đời sống đã gây ra không ít băn khoăn, trăn trở đối với dư luận. Nhất là các cá nhân, tổ chức, đơn vị không đủ thẩm quyền tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ.

Và đôi khi từ thiện cũng cần phải thận trọng kẻo mang họa vào thân. 

Lê Vũ Anh None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T