Tôi là Nguyễn Hồng Hạnh, sống tại Lào Cai. Tôi là bệnh nhân bạch biến suốt 26 năm nay. Căn bệnh từng khiến tôi đau đớn, ám ảnh khi trở thành học sinh cá biệt. 6h sáng 5/6, tôi và cha mẹ đã có mặt tại Bệnh viện Da liễu Trung ương để chuẩn bị cho ca ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy để chữa căn bệnh này.

Cả đêm hôm trước mẹ tôi không ngủ được. Bà ôm tôi và không ngừng rơi nước mắt như từng làm suốt 26 năm qua. Cả đêm hôm trước mẹ tôi không ngủ được. Bà ôm tôi và không ngừng rơi nước mắt như từng làm suốt 26 năm qua.

Gần 8h, tôi bước vào phòng phẫu thuật. Bước đầu tiên, bác sĩ dùng thiết bị chuyên dụng để định hình tổn thương do bạch biến trên khuôn mặt tôi.

Bản chất bệnh bạch biến là da vùng bị bệnh mất đi sắc tố melanin, chỉ còn lại màu trắng. Bác sĩ đã cắt một phần tóc của tôi để lộ vết bạch biến trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Tôi khá bất ngờ nhưng chỉ một thoáng sau, tôi kịp lấy lại bình tĩnh. Không sao, chúng sẽ mọc lại.

Ngay sau đó, tôi được ê-kíp bác sĩ thông báo chuẩn bị gây mê. Tôi khá sợ. Thấy vậy, các bác sĩ giúp tôi thả lỏng bằng cách nói chuyện, hỏi han, thậm chí trêu đùa... “Sao em không biết gì thế này” - tôi chỉ kịp thốt nhẹ rồi chính thức mê man trong khoảng một tiếng.

Lúc này, ThS.BS Hoàng Văn Tâm - Phó trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày - sẽ tiến hành lấy da ở mặt trước đùi của tôi. Đối với tôi, anh không chỉ là bác sĩ mà còn là một người anh, một ân nhân. “Em gái ơi, giấc mơ của em sắp thành hiện thực rồi” - anh nhắn cho tôi thời điểm trước Tết.

Bác sĩ Tâm dùng tay để lấy da thay vì máy. Nhờ đó, bác sĩ sẽ kiểm soát được độ mỏng tốt hơn, tránh cho tôi vết sẹo ở đùi.