Không phải bom nguyên tử, đây là lý do tạo “ngày chết chóc nhất” của nhân loại

23/1/1556 được xem là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử nhân loại với tỷ lệ người chết rất lớn.

Theo nhiều tài liệu, ngày 23/1/1556 đã chứng kiến số lượng người chết cao nhất, chủ yếu xảy ra tại tỉnh Thiểm Tây, ở tây bắc Trung Quốc. Nguyên nhân chính của thảm họa này là một trận động đất lớn do sự trượt của hai đứt gãy do chuyển động trượt của cả hai đứt gãy Vị Nam và Hoa Sơn, với tâm chấn nằm gần thành phố Hoạt Đài. Trận động đất này ước tính đã cướp đi sinh mạng của khoảng 830.000 người.

Không phải bom nguyên tử, đây là lý do tạo “ngày chết chóc nhất” của nhân loại - 1

Hơn 800.000 người đã chết bởi trận động đất ở Thiểm Tây vào ngày 23/1/1556?

Mặc dù không có con số chính xác về số người thiệt mạng nhưng theo một số ghi chép, khoảng 1/3 trong số này đã chết do các tòa nhà đổ sập, lở đất ngay sau trận động đất, trong khi số còn lại tử vong do bệnh tật và nạn đói trong những tuần tiếp theo

 Với cường độ mạnh từ 8 đến 8,3 richter, trận động đất ở Thiểm Tây không phải là trận động đất mạnh nhất trong lịch sử nhưng lại đứng đầu danh sách những thảm họa chết chóc nhất. Trận động đất chết chóc thứ hai xảy ra vào năm 1976, cũng tại Trung Quốc và cướp đi sinh mạng của khoảng 655.000 người.

Theo các nghiên cứu lịch sử, dân số toàn cầu vào năm 1556 chưa đến nửa tỷ người. Trong bối cảnh đó, số người chết trong trận động đất ở Thiểm Tây được cho là con số tử vong lớn nhất trong một ngày. Mặc dù khó xác định chính xác ngày nào có số người chết cao nhất nhưng có thể khẳng định rằng đây là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.

Không phải bom nguyên tử, đây là lý do tạo “ngày chết chóc nhất” của nhân loại - 2

Vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki đã cướp đi sinh mạng khoảng 105.000 người.

Hiện nay, với hơn 8 tỷ người đang sinh sống trên trái đất, trung bình mỗi ngày có khoảng 170.000 người qua đời. Điều này có nghĩa 23/1/1556 thực sự là thảm họa nghiêm trọng nhất về số người chết.

Để có thể tưởng tượng, một trong những ngày chết chóc nhất trong lịch sử chiến tranh được ghi nhận là từ đêm 9/3 đến 10/3/1945 khi một cuộc ném bom của quân đội Mỹ mang tên Operation Meetinghouse đã cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người ở Tokyo (Nhật Bản). Trong khi đó, số người thiệt mạng do 2 vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945 tương ứng là 66.000 và 39.000 người.

Ngoài ra, trận lũ lụt sông Hoàng Hà (Trung Quốc) năm 1931 được xem là thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử. Mặc dù số liệu về số người thiệt mạng vẫn còn gây tranh cãi nhưng một số ước tính cho rằng có thể hơn 2 triệu người đã chết trong khoảng thời gian 4 tháng tại miền trung và miền đông Trung Quốc. Tuy nhiên, gần nửa thiên niên kỷ sau trận động đất ở Thiểm Tây, thế giới vẫn chưa chứng kiến một ngày nào có số người chết cao như ngày của tháng 1 năm đó.

Linh Hồ - Tổng hợp

Tin liên quan

Tin mới nhất

Trở về nguồn cội

Trở về nguồn cội

Sau các tập thơ “Người ở đầu nguồn”, “Bóng cây chu đồng”, “Hồn chiêng”, “Cánh bông dàn mải miết”, Thơ chọn lọc: “Bóng cây chu đồng”, “Xứ hoa Poông Traăng”, “Bốn Mường” do các nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hội Nhà văn, Văn học nối tiếp nhau ấn hành từ năm 2000 đến năm 2020, thi đàn Việt Nam nói chung và thi đàn dân tộc Mường nói riêng xuất hiện thêm một tên tuổi: N