Người dùng Chrome, Safari và Firefox phải cảnh giác với lỗ hổng này

Người dùng Chrome, Safari và Firefox cần phải hết sức cảnh giác do một lỗ hổng bảo mật vừa được phát hiện.

Được phát hiện bởi Oligo, một công ty an ninh mạng đến từ Israel, lỗ hổng này được cho là có thể cho phép tin tặc truy cập vào mạng lưới an ninh doanh nghiệp và gia đình. Kẻ tấn công có thể khai thác điểm yếu này bằng cách gửi các yêu cầu có hại đến một địa chỉ IP cụ thể (0.0.0.0) để xâm nhập vào mạng nội bộ.

Người dùng Chrome, Safari và Firefox phải cảnh giác với lỗ hổng này - 1

Lỗ hổng 0.0.0.0 được cho là tồn tại suốt 18 năm.

Vấn đề này, được gọi là kiểu khai thác 0.0.0.0-day, ảnh hưởng đến Chrome, Firefox và Safari, nhưng chỉ trên máy tính macOS và Linux, có nghĩa máy tính Windows không gặp rủi ro. Mặc dù các công ty trình duyệt đã nắm bắt được vấn đề và đang nỗ lực khắc phục nhưng người dùng macOS và Linux vẫn dễ bị tấn công cho đến thời điểm hiện tại.

Oligo đã thông báo cho các nhóm bảo mật trình duyệt bị ảnh hưởng về lỗ hổng 0.0.0.0-day vào tháng 4. Kể từ đó, các công ty trình duyệt lớn đã thừa nhận sự cố và hầu hết đang nỗ lực khắc phục. Chrome đang dần chặn quyền truy cập vào 0.0.0.0 đối với tất cả người dùng Chrome và Chromium, bắt đầu từ Chrome 128 và kết thúc bằng Chrome 133.

Trong khi đó, Apple đã thay đổi WebKit để chặn quyền truy cập vào 0.0.0.0 đối với người dùng Safari. Những thay đổi này sẽ có trong Safari 18, hiện có trong phiên bản beta của macOS Sequoia. Các phiên bản macOS cũ hơn cũng sẽ nhận được bản cập nhật Safari 18 để khắc phục sự cố 0.0.0.0-day.

Người dùng Chrome, Safari và Firefox phải cảnh giác với lỗ hổng này - 2

Chỉ người dùng Chrome, Safari và Firefox trên Mac và Linux bị ảnh hưởng.

Mặc dù vậy, người dùng Firefox có thể phải đợi lâu hơn một chút để có bản sửa lỗi. Mozilla cho biết việc chặn 0.0.0.0 có thể gây ra sự cố cho các máy chủ sử dụng địa chỉ đó, vì vậy họ vẫn chưa chặn nhưng có kế hoạch thực hiện điều này trong tương lai.

Nếu sử dụng Chrome hoặc Safari, người dùng hãy cập nhật trình duyệt của mình để đảm bảo có bản vá bảo mật mới nhất. Người dùng Firefox có thể phải đợi lâu hơn một chút để có bản sửa lỗi. Trong thời gian chờ đợi, hãy thận trọng khi nhấp vào các liên kết đáng ngờ hoặc tải xuống tệp đính kèm từ các nguồn không xác định. Đây là những cách phổ biến mà kẻ tấn công cố gắng khai thác lỗ hổng.

Kiến Tường - PhoneArena

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy