Những cách thức được dùng để đo khoảng cách ngoài vũ trụ

Các nhà thiên văn học tính toán cự ly từ trái đất đến các ngôi sao trong vũ trụ bằng cách nào?

Làm thế nào để đo được khoảng cách đến những ngôi sao xa xôi, những thiên hà ẩn mình trong màn đêm vũ trụ bao la? Để thực hiện điều này, giới khoa học đã phát triển những phương pháp tiên tiến, cho phép nhân loại vươn xa tầm nhìn của con người để khám phá bí ẩn của vùng không gian bao la ngoài Trái Đất.

Những cách thức được dùng để đo khoảng cách ngoài vũ trụ - 1

(Ảnh minh họa)

Ánh sáng

Ánh sáng, thứ có tốc độ nhanh nhất mà nhân loại từng biết, đóng vai trò thước đo kỳ diệu cho các nhà thiên văn học. Theo đó, năm ánh sáng vốn là đơn vị đo lường quen thuộc khi nói đến thiên văn học, nó tương đương với quãng đường ánh sáng đi được trong một năm, xấp xỉ 9.461 tỷ km hoặc 6.000 tỷ dặm.

Lấy ví dụ, Mặt Trăng cách Trái Đất chỉ 1 giây ánh sáng, nhưng lại là một hành trình xa xôi đối với con người khi các phi hành gia Apollo khi phải mất đến 4 ngày mới tới được nơi này. Vậy, làm thế nào để đo lường những ngôi sao xa xôi hơn? Hãy đến với những phương pháp sau đây.

Phương pháp thị sai lượng giác

Đối với những vật thể gần Trái đất, phương pháp thị sai lượng giác được áp dụng. Làm một thí nghiệm, đưa ngón cái ra và nhắm mắt trái lại, sau đó, mở mắt trái và nhắm mắt phải. Việc này mang lại cảm giác ngón tay đang di chuyển qua lại, trong khi các vật thể nền ở xa hơn vẫn giữ nguyên vị trí.

Khái niệm tương tự cũng áp dụng khi chúng ta nhìn vào các ngôi sao, nhưng sao ở xa hơn rất nhiều so với chiều dài cánh tay, vì vậy ngay cả khi có các kính thiên văn khác nhau đặt ngang qua xích đạo vẫn sẽ không thấy nhiều sự thay đổi về vị trí.

Quan sát sự thay đổi vị trí của vật thể khi nhìn từ hai điểm khác nhau, các nhà khoa học có thể tính toán được khoảng cách đến vật thể đó. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả với các vật thể cách Trái Đất không quá vài nghìn năm ánh sáng.

Phương pháp Parallax

Kỹ thuật đo lường Parallax sẽ sử dụng một ngôi sao gần Trái Đất làm điểm mốc. Bằng cách quan sát đối tượng cần đo từ hai vị trí khác nhau trên quỹ đạo Trái đất, các nhà khoa học có thể tính toán khoảng cách đến đối tượng dựa trên nguyên lý lượng giác.

Phương pháp cây nến chuẩn

Cây nến chuẩn là những vật thể có độ sáng hoặc độ sáng nội tại đã được biết đến. So sánh độ sáng quan sát được của "cây nến" với độ sáng nội tại, các nhà khoa học có thể xác định được khoảng cách đến vật thể. Phương pháp này, kết hợp với kỹ thuật đạc tam giác và xác định quang phổ, giúp đo lường khoảng cách đến những ngôi sao và thiên hà xa xôi nhất lên đến hàng tỷ năm ánh sáng, mở ra cánh cửa khám phá những bí ẩn của vũ trụ bao la.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về