3 "thói quen giàu có" của bố mẹ đang mở đường thành công cho con cái

Trẻ em giống như một tờ giấy trắng và đặc biệt nhạy cảm với mọi thứ xung quanh.

Một người mẹ phàn nàn rằng, "Tôi đã tốn rất nhiều tiền để đăng ký cho con học năm lớp học theo sở thích, nhưng cháu chẳng hề kiên trì làm bất cứ việc gì, chỉ học hai, ba ngày là nghỉ."

Sự nhầm lẫn này không phải là hiếm trong việc nuôi dạy con cái. Nhiều bậc bố mẹ cho rằng giáo dục là cung cấp cho con nhiều nguồn lực tốt nhất và cố gắng hết sức để con được tham gia các lớp học.

Nhưng bố mẹ vô bỏ qua điều thực sự ảnh hưởng đến tương lai của trẻ không phải khóa học hay đồ chơi đắt tiền, mà là những thói quen tốt được nuôi dưỡng trong cuộc sống hàng ngày.

Thực tế, trẻ nhỏ giống như một tấm gương, lời nói và hành động của trẻ phản chiếu hình ảnh từ bố mẹ.

Vì vậy, thay vì yêu cầu trẻ tham gia nhiều lớp học khác nhau, bố mẹ nên bắt đầu từ chính mình. Theo đó, có 3 "thói quen giàu có" của bố mẹ đang mở đường tương lai rộng mở cho con.

3 "thói quen giàu có" của bố mẹ đang mở đường thành công cho con cái - 1

3 "thói quen giàu có" của bố mẹ đang mở đường thành công cho con cái - 2

Biến việc đọc thành thói quen

"Nhà chúng tôi không có TV, phòng khách chỉ có tủ sách." Câu này là bí quyết chung của nhiều gia đình nuôi dưỡng thói quen học tốt cho con. Bố mẹ dành thời gian đọc sách sau bữa tối.

Đối với trẻ từ 0-6 tuổi, đây là giai đoạn vàng cho sự phát triển vượt bậc của hệ thần kinh, và bố mẹ cần nắm bắt cơ hội này. Đọc sách là một trong những cách hiệu quả nhất để kích thích sự phát triển của hệ thần kinh, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic, khả năng tập trung, ngôn ngữ và trí nhớ.

Nhưng trong cuộc sống thực, thời gian bố mẹ dành cho con cái của nhiều gia đình bắt đầu từ việc chơi điện thoại, TV... 

Tuy nhiên, thói quen đọc sách thực sự là biến sách thành một phần của cuộc sống.

Bố mẹ có thể bắt đầu từ việc đọc sách vào một thời điểm cố định mỗi ngày, lâu dần trẻ bắt chước và tự nhiên bắt đầu đọc sách giống bố mẹ. Nếu không có nhiều thời gian, bố mẹ nên dành 15 phút mỗi ngày.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, nếu sách có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong nhà, chẳng hạn như cạnh ghế sofa, trên bàn ăn, trong phòng tắm... trẻ sẽ quen với việc cầm sách lên và đọc nhiều hơn.

Như chúng ta đều biết, đọc sách là thói quen tốt, giúp trẻ em nâng cao kiến thức, có tư duy mở rộng và nhìn thấy nhiều điều khác biệt hơn giữa các dòng chữ.

3 "thói quen giàu có" của bố mẹ đang mở đường thành công cho con cái - 3

Thói quen đọc sách thực sự là biến sách thành một phần của cuộc sống.

3 "thói quen giàu có" của bố mẹ đang mở đường thành công cho con cái - 4

Biến việc thử và sai thành thói quen hàng ngày

Khả năng chịu đựng thất bại của trẻ được phát triển dần dần bằng cách cho phép mắc lỗi.

Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn rằng con nhút nhát và thiếu trách nhiệm khi làm việc, nhưng lại chưa nghĩ đến việc tìm hiểu nguyên nhân ở chính bản thân mình.

Việc trẻ nhận ra lỗi lầm của trẻ quyết định khả năng vượt qua những thất bại trong tương lai. Vì vậy, khi nói đến việc mắc lỗi, thái độ giáo dục của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con.

3 "thói quen giàu có" của bố mẹ đang mở đường thành công cho con cái - 5

Khả năng chịu đựng thất bại của trẻ được phát triển dần dần bằng cách cho phép mắc lỗi.

Nếu bố mẹ luôn nói những câu như "Sao con ngốc thế?" hay "Mẹ đã bảo là con sẽ làm hỏng mà", trẻ sẽ đi đến kết luận rằng mắc lỗi là vô dụng. Ngược lại, nếu bố mẹ nói "Chúng ta cùng xem cách khác cải thiện nhé!", trẻ nhận ra sai lầm là bước tiến đến sự trưởng thành.

Thực tế, trẻ em cần được phép mắc lỗi. Mỗi lần mắc lỗi, cũng giống như vượt qua một màn trò chơi, từ đó học được những kỹ năng mới. Thoạt nhìn, trông có vẻ như đang mắc lỗi, nhưng nếu đào sâu hơn, đây được xem là những trải nghiệm...

Miễn là trẻ có thể nhận ra lỗi lầm của mình, rút ra bài học từ đó và đảm bảo không mắc lại những lỗi tương tự vào lần sau.

3 "thói quen giàu có" của bố mẹ đang mở đường thành công cho con cái - 6

Đạt được sự ổn định cảm xúc

Trẻ giống như một tờ giấy trắng và đặc biệt nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Những trải nghiệm và cảm xúc của người lớn xung quanh có thể để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn non nớt.

Nếu bố mẹ dễ nổi nóng, trẻ có thể trở nên nhút nhát, bất an và luôn cảm thấy có nguy hiểm xung quanh. Trẻ sẽ học cách phản ứng với thế giới bằng sự lo lắng và sợ hãi, điều này dễ ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội trong tương lai.

Những phản ứng tiêu cực này tạo ra một vòng luẩn quẩn, trẻ càng cảm thấy bất an thì càng khó khăn hơn trong việc xây dựng mối quan hệ với người khác.

3 "thói quen giàu có" của bố mẹ đang mở đường thành công cho con cái - 7

Trẻ giống như một tờ giấy trắng và đặc biệt nhạy cảm với mọi thứ xung quanh.

Ngược lại, nếu bố mẹ ổn định về mặt cảm xúc, gia đình luôn hòa thuận, trẻ thường lớn lên trong bầu không khí thoải mái và vui vẻ. Trong môi trường này, trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự hỗ trợ, phát triển sự tự tin. Trẻ cũng học được rằng thế giới xung quanh không phải là nơi đáng sợ, mà là không gian đầy cơ hội để khám phá và học hỏi.

Theo nghiên cứu, những đứa trẻ có tính cách vui vẻ và lạc quan khi gặp khó khăn thường chủ động tìm cách giải quyết.

Trẻ có xu hướng xem thử thách là cơ hội để phát triển thay vì là trở ngại. Điều này giúp trẻ vượt qua khó khăn dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thành công trong tương lai.

Vì vậy, những gì trẻ cảm nhận và học hỏi từ gia đình sẽ hình thành nên con người mà mình sẽ trở thành sau này.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Một không gian kỷ niệm đang lùi vào ký ức

Một không gian kỷ niệm đang lùi vào ký ức

Ngoại thành, trong tập thơ thứ sáu của Bùi Việt Mỹ - “Ký ức ngoại thành” (Nxb Quân đội nhân dân, 2025) là một không gian mang tính biểu tượng. Nó không hẳn gắn với một thành phố cụ thể, mặc dù ngoại thành ấy liên quan, ở một chừng mực nhất định, với Hà Nội. Bởi vậy, ngoại thành trong thơ Bùi Việt Mỹ là không gian nông thôn rộng dài, theo bước chân tác giả để lại những kỷ ni