Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 16 thuộc về công trình Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa công bố Kết quả Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 16 (2024 – 2025) với 1 giải thưởng Lớn, 5 giải Vàng, 12 giải Bạc, 35 giải Đồng và 1 giải thưởng cho công trình/tác phẩm do cộng đồng bình chọn.

Giải thưởng lần này đã nhận được số lượng lớn các tác phẩm gửi về tham dự với 239 công trình, tác phẩm. Trong đó, Hạng mục Nhà ở có 88 công trình; Hạng mục công trình công cộng có 65 công trình; Hạng mục Kiến trúc công nghiệp, bảo tồn và thích ứng di sản có 8 công trình; Hạng mục Kiến trúc nội – ngoại thất có 27 công trình; Hạng mục kiến trúc cảnh quan có 9 công trình; Hạng mục Quy hoạch có 29 dự án; Hạng mục Ấn phẩm; Nghiên cứu – lý luận phê bình kiến trúc có 13 tác phẩm.

Hội đồng Giải thưởng cho biết, năm nay, các công trình, tác phẩm dự thi khá đa dạng, độc đáo, linh hoạt trong thiết kế, ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng. Đặc biệt, tại Giải thưởng lần này có nhiều công trình công cộng có giá trị cao về kinh tế, văn hoá và chính trị, xã hội cũng như nhiều công trình có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng.

Kết quả, công trình Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam của các tác giả: KTS Hiroshi Miyakawa, KTS Trịnh Việt A, KTS Michio Oizumi, KTS Nguyễn Đình Đông, KTS Gen Sugiyama đã dành Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2024-2025.

Công trình được hoàn thành năm 2024, với quy mô 38.6ha tại khu vực Tây Mỗ, Đại Mỗ cách trung tâm Hà Nội khoảng 9km về phía Tây trên Đại Lộ Thăng Long.

Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 16 thuộc về công trình Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - 1

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Tạp chí Kiến trúc

Về công trình này, Hội đồng Giải thưởng nhận xét: “Bảo tàng Lịch sử Quân đội là một công trình kiến trúc đồ sộ cho thấy quy mô đầu tư lớn và đầy tâm huyết. Công trình không chỉ đảm bảo về chất lượng thiết kế, thi công mà còn chứa đựng giá trị xã hội sâu sắc. Công trình mang tính biểu tượng với ý tưởng độc đáo do khai thác hợp lý đặc trưng văn hóa và lịch sử chống ngoại xâm của người Việt Nam với truyền thuyết về “Nỏ thần An Dương Vương”. Điều này làm tăng thêm giá trị giáo dục về sự tri ân và lòng yêu nước của người Việt Nam”.

5 giải vàng được trao cho công trình: Cà phê Xã (Đắc Lắc – Năm 2023) của các tác giả: Vũ Tiến An, Phạm Quốc Hiệp, Bùi Diễm Quỳnh; The Park (Nghệ An – Năm 2023) của các tác giả: Nguyễn Hoàng Mạnh, Nguyễn Hồng Quân; Xây dựng nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài (Hà Nội – Năm 2022) của các tác giả: Kyo Ariyoshi, Nguyễn Đăng Quang, Hiroyuki Enomoto, Phạm Tiến Thắng và cộng sự; Tái thiết hai khu Làng Nủ và Nậm Tông (Lào Cai – Năm 2024) của các tác giả: Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Xuân Ngọc, Vũ Xuân Sơn và cộng sự; Grand Mercure hotel – 5 Star (Hà Nội – Năm 2022) của các tác giả: Lê Trương, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Thành Trung, Trần Ngọc Anh và cộng sự.

Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia là giải thưởng được tổ chức xét chọn, trao giải định kỳ 2 năm 1 lần do Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức.

Giải thưởng nhằm thúc đẩy sáng tạo, tôn vinh tác giả, tác phẩm kiến trúc xuất sắc trên toàn quốc, góp phần định hướng phát triển nền kiến trúc Việt Nam và nâng cao nhận thức cộng đồng về nghệ thuật kiến trúc.

Minh Thư

Tin liên quan

Tin mới nhất

Stargazer và Suzuki XL7: Hai thế giới khác biệt trong cùng một phân khúc

Stargazer và Suzuki XL7: Hai thế giới khác biệt trong cùng một phân khúc

Hyundai Stargazer và Suzuki XL7 cùng định vị trong phân khúc MPV 7 chỗ phổ thông, cùng tầm giá dưới 700 triệu đồng. Thế nhưng, giữa “người mới nổi” đầy phá cách và “cựu binh” thực dụng, hai mẫu xe này lại mở ra hai thế giới hoàn toàn khác biệt về thiết kế, công nghệ và trải nghiệm.

Thể loại hành khúc trong âm nhạc Việt Nam

Thể loại hành khúc trong âm nhạc Việt Nam

Hành khúc là một trong những thể loại ra đời rất sớm, kể từ khi nền âm nhạc mới Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ trong nền âm nhạc cách mạng thông qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ở thế kỷ XX. Hành khúc vẫn tiếp tục có vị trí riêng trong đời sống âm nhạc cũng như trong nhu cầu thưởng thức của công chúng yêu nhạc ở nước ta cho đến tận ngày nay.