Giá xăng dầu hôm nay 28/7: Diễn biến ra sao khi kì vọng tăng trưởng toàn cầu cải thiện

Sức cầu có xu hướng tăng lên khi kinh tế toàn cầu phục hồi tốt trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt khiến nhiều nhà phân tích kì vọng giá dầu tiếp tục khởi sắc.

Trên thị trường thế giới, giá dầu WTI đạt 79,62 USD/thùng, giảm 0,64%. Trong khi đó, giá dầu Brent đạt 83,39 USD/thùng, tăng 1,01% vào lúc 7h01 ngày 28/7 theo giờ Việt Nam.

Lo ngại thâm hụt nguồn cung vẫn đang là mối bận tâm chính của nhiều nhà đầu tư. Reuters cho rằng Saudi Arabia có khả năng duy trì chính sách cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày trong tháng 9.

Khẩu vị rủi ro trên các thị trường tài chính đang được thúc đẩy bởi kỳ vọng ngày càng tăng rằng các ngân hàng trung ương như Ngân hàng Trung ương Mỹ sắp kết thúc các chiến dịch thắt chặt chính sách - điều sẽ thúc đẩy triển vọng tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu năng lượng.

Dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự kiến 2,4% trong quý trước, do khả năng phục hồi của thị trường lao động hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng, trong khi các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào thiết bị, có khả năng ngăn suy thoái kinh tế.

Trong một báo cáo, các nhà phân tích của UBS cho biết: “Chúng tôi thấy thị trường dầu mỏ đang thiếu nguồn cung”, đồng thời nhấn mạnh: “Chúng tôi giữ quan điểm tích cực và kỳ vọng giá dầu Brent sẽ tăng lên 85-90 USD/thùng trong những tháng tới”.

Giá xăng dầu hôm nay 28/7: Diễn biến ra sao khi kì vọng tăng trưởng toàn cầu cải thiện - 1

Giá dầu thô tiếp tục tăng giảm trái chiều

Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 28/7 giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá:

-  Xăng E5RON92 không cao hơn 21.639 đồng/lít

- Xăng RON 95 không cao hơn 22.797 đồng/lít

- Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 19.059 đồng/lít

- Dầu hỏa không cao hơn 19.180 đồng/lít

- Dầu mazút không cao hơn 15.728 đồng/kg.

Thu Trang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn