Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất

(Arttimes) Ngày hôm qua, Đại hồi đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua nghị quyết A/RES/75/27, thống nhất chọn ngày 27/12 làm ‘Ngày Quốc tế Sẵn sàng Phòng chống Dịch bệnh’. Đây là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất.

Đề xuất của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của toàn bộ các nước thành viên LHQ. Các nước Canada, Niger, Senegal, Saint Vincent & Grenedines và Tây Ban Nha đã tham gia đồng tác giả với Việt Nam và 107 nước khác tại tất cả các khu vực đã tham gia đồng bảo trợ Nghị quyết.

Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất - 1 Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết Ngày quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh. Ảnh: TTXVN 

Nghị quyết kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ, các tổ chức trong hệ thống của LHQ, các tổ chức quốc tế và khu vực khác, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các cá nhân và các thành phần liên quan khác kỷ niệm Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh hàng năm nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh dịch, từ đó, có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn về vấn đề này ở tất cả các cấp.

Phát biểu giới thiệu Nghị quyết tại Đại hội đồng LHQ, Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, thay mặt các nước đồng tác giả, nêu bật ý nghĩa và tính cần thiết của việc thành lập Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh và cảm ơn sự ủng hộ của các quốc gia thành viên LHQ đối với sáng kiến này.

Ngày 27/12 được chọn làm Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh do đây là ngày sinh của Nhà bác học Louis Pasteur, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho y tế phòng ngừa. Các công trình của ông về nguyên nhân của bệnh dịch và điều chế vaccine đã và đang tiếp tục cứu sống nhiều thế hệ trên toàn thế giới.

Lê Vũ Anh None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn