Nghị sĩ Đức kêu gọi EU trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

Liên minh châu Âu (EU) nên "cân nhắc nghiêm túc" trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này "liên tục gây tổn hại" đến EU và liên minh quân sự NATO, một nghị sĩ Đức ngày 3/10 nói.

Nghị sĩ Đức kêu gọi EU trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ - 1

Ông Erdogan đã nhiều lần kêu gọi EU kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ.

Nghị sĩ Đức Jurgen Trittin kêu gọi EU cần áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì lập trường của nước này trong cuộc xung đột ở Ukraine, căng thẳng leo thang với Hy Lạp và nhiều vấn đề khác.

Ông Trittin đưa ra tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn trên tờ Kathimerini của Hy Lạp. Nghị sĩ Đức từng là cựu Bộ trưởng Môi trường, hiện là người phụ trách chính sách đối ngoại của đảng Xanh.

"Thổ Nhĩ Kỳ liên tục có hành động gây tổn hại đến lợi ích chung của EU và NATO, bao gồm làm suy yếu các biện pháp trừng phạt Nga, có hành đông vi phạm luật pháp quốc tế ở Syria, ngăn chặn việc kiểm soát vũ khí theo lệnh cấm của Liên Hợp Quốc ở Libya, vi phạm chủ quyền Hy Lạp - nước thành viên NATO và EU", ông Trittin nói.

Ông Trittin cũng chỉ trích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, cho rằng nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chỉ tập trung cho mục tiêu trong nước mà "bỏ qua" lợi ích chung của khu vực Euro-Atlantic (châu Âu và Đại Tây Dương).

EU nên trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, gửi thông điệp cứng rắn rằng chính Thổ Nhĩ Kỳ mới là bên cần EU, ông Trittin nói. Nghị sĩ Đức cũng lưu ý rằng, NATO không có quy định trừng phạt hay trục xuất nước thành viên nên EU cần xem xét nghiêm túc để đứng ra áp đặt trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn xin gia nhập EU năm 1987, được cấp quy chế ứng viên vào năm 1999 nhưng đến nay vẫn chưa có khả năng sớm gia nhập tổ chức. 

Vấn đề nằm ở mâu thuẫn giữa các chính sách đối ngoại của EU với chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. EU cũng cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ chưa đạt tiêu chuẩn về chính trị và kinh tế như các nước thành viên khác.

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây càng bị tổn hại sau cuộc đảo chính lật đổ ông Erdogan bất thành vào năm 2016. Ông Erdogan khi đó cáo buộc Mỹ đứng sau cuộc đảo chính.

Đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối áp đặt các lệnh trừng phạt Nga như đề xuất của EU. Gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ còn leo thang căng thẳng với Hy Lạp, trong vấn đề Hy Lạp bị tố quân sự hóa các đảo thuộc quần đảo Aegean.

Hoàng ANh - RT

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.