Những sai lầm khi đeo khẩu trang trong mùa dịch

Đeo khẩu trang sai cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi tác dụng bảo vệ, tăng nguy cơ lây bệnh.

Đeo khẩu trang sai cách

Rất nhiều người khi dùng khẩu trang y tế đã đeo ngược chiều trên - dưới, phần gọng nhựa lẽ ra nằm phía trên thì lại bị lộn xuống cằm.

Nên biết rằng gọng nhựa này giúp khẩu trang ôm sát vào khuôn mặt bạn nhờ động tác bóp nhẹ phần gọng trên sống mũi. Nếu đeo ngược, tác dụng này bị bỏ phí, khẩu trang không che kín và mầm bệnh có thể xâm nhập đường hô hấp của bạn.

Đeo khẩu trang quá lâu

Khẩu trang chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, đặc biệt là khẩu trang y tế. Nếu bạn đeo nó suốt từ sáng sớm đến đêm khuya, nó không còn sạch và an toàn nữa.

Khẩu trang y tế chỉ nên sử dụng một lần bởi nếu đeo lại khẩu trang cũ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp vào mặt, nhẹ thì gây ra các bệnh ngoài da, nặng hơn có thể là các bệnh truyền nhiễm trong không khí.

Những sai lầm khi đeo khẩu trang trong mùa dịch - 1 Khẩu trang quá rộng hoặc quá chật

Khẩu trang quá rộng hay quá chật đều là sai; rộng thì không đảm bảo che chắn, chật lại gây khó chịu, mệt mỏi. Kích thước khẩu trang cần vừa vặn với mặt hoặc có thể điều chỉnh dây đeo sao cho nó ôm sát.

Khẩu trang y tế đang khan hiếm, vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng khẩu trang vải, dùng loại 2 lớp, che được cả mũi và miệng.

Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc

Việc đeo cùng lúc nhiều khẩu trang không giúp tăng hiệu quả bảo vệ như một số người nghĩ mà còn giảm tác dụng, lại gây mệt mỏi do thiếu không khí, đau mặt, đau tai. Bạn chỉ cần một chiếc thôi, nhưng phải đeo đúng cách.

M.H None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.