Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Những năm gần đây, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ đã được phát triển mạnh trở thành một tín ngưỡng của sự biết ơn và đoàn kết dân tộc, có ảnh hưởng lớn với đời sống tinh thần của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện triết lý nhân sinh quan và chứa đựng nhiều hình thức văn hoá nghệ thuật truyền thống trong đó nghi lễ hầu đồng khai xuân mang đến nhiều cảm xúc, niềm tin cho người tham dự.

Tết đến Xuân về là thời khắc chuyển giao linh thiêng khởi đầu năm mới, là lúc để người dân khắp cả nước cầu mong một năm mạnh khoẻ, bình an, may mắn... Từ giao thừa đến hết tháng giêng, tại các nơi thờ tự như chùa, đền, đình, nhà thờ... đều diễn ra các nghi lễ cầu đảo cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, nhân khang vật thịnh.

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 1

Cung thờ Cô bản đền tại đền thượng Ngai Vàng

Quan trọng nhất là nghi lễ hầu đồng khai xuân được các đền, phủ chuẩn bị kỹ lưỡng trân trọng, đặc biệt là lựa chọn người bắc ghế hầu Thánh đầu tiên của năm mới. Theo thông lệ người hầu khai xuân là thủ nhang đồng đền, đồng điện còn ở các đền công thì do dân thôn bản hạt lựa chọn người có tâm, có đức, gia đạo vuông tròn thực hiện nghi thức này.

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 2

Hầu khai Xuân tại đền thượng Ngai Vàng

Các vị Thánh thông qua đồng nhân để hồi dương giáng thế ban truyền những điều tốt đẹp, ban tài tiếp lộc cho trần gian. Bằng âm nhạc, lời văn, hoa man tài mã, xiêm y hài mão... đã giúp nghi thức hầu đồng trở nên linh thiêng, hấp dẫn. Ai ai cũng hoan hỷ cầu mong mọi sự may mắn cho bản thân và gia đình.

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 3

Hầu giá Chầu đệ nhị thượng ngàn

Người Việt có câu “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy” là lời nhắc nhở về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” của con cái dành cho tổ tiên cha mẹ, của học trò dành cho thầy cô giáo, của đệ tử dành cho thầy đồng của mình. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì truyền thống này càng được chú trọng và nhân rộng. Người thầy luôn nhắc nhở các đệ tử biết ơn, tri ân công trạng của các vị Tiên Thánh đã phù Vua giúp nước, dạy dân sinh sống, bốc thuốc chữa bệnh...

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 4

Đồng thầy Huyền Tích, thủ nhang đền thượng Ngai Vàng, huyện Sóc Sơn bày tỏ: “Nghi lễ khai xuân hầu đầu năm là nét đẹp văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu, ở đền phủ thì hầu khai xuân, không đủ duyên hầu thì thành tâm dâng lễ, ở tại gia thì có nghi thức hoá vàng. Các nơi làm việc cũng có ngày khai xuân chọn người mở hàng, buổi gặp mặt đầu xuân nhiều ý nghĩa nhân văn, thể hiện sự hiếu kính tôn Sư trọng Đạo đoàn kết. Các cụ từng dạy “Giận nhau đến chết, tết cũng thôi” dù có giận nhau đến đâu thì đầu xuân năm mới cũng chúc cho nhau những lời tốt đẹp ý nghĩa nhất". 

Chùm ảnh đồng thầy Huyền Tích và thanh đồng Diệu Minh Châu hầu khai xuân đón các đệ tử và du khách thập phương về lễ Thánh.

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 5

Hầu giá Quan lớn đệ tam

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 6

Hầu giá Quan hoàng Mười

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 7

Hầu giá cô Chín Sòng Sơn

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 8

Chầu lục cung nương phát lộc cho bách gia

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 9

Hầu giá Cô bé Ngai Vàng

Hầu khai xuân - Nghi thức thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - 10

Hầu giá Cậu bé thượng ngàn

Bài: Ngọc Diệp - Ảnh: Tự Phúc Nhẫn, Cao Nhật Anh, Mật Ong

Tin liên quan

Tin mới nhất