Mẹ làm ngay 3 điều trước khi trẻ 1 tuổi, trí não con phát triển nhanh chóng
Mỗi cái chạm nhẹ nhàng của mẹ, có thể kích thích trí não và cơ thể của trẻ phát triển tốt hơn.
Tiến sĩ Meltzoff thuộc Đại học Washington đã nghiên cứu những thay đổi xảy ra trong não trẻ sơ sinh khi được chạm vào. Tất cả trẻ sơ sinh trong thí nghiệm đều có vỏ não cảm giác được kích hoạt, khi bàn tay bố mẹ chạm vào con.
Não bộ của trẻ thay đổi sau khi bị chạm vào tay chân. Khi trẻ nhìn thấy người khác được chạm vào, vỏ não cảm giác của cũng được kích hoạt.
Thay đổi não bộ của trẻ sau khi chứng kiến người khác chạm vào như thế nào? Cho dù đó là “cảm giác được chạm vào” hay “nhìn người khác được chạm vào”, các tín hiệu đều được truyền đến vỏ não.
Trên thực tế, da của trẻ có rất nhiều cơ quan cảm giác được kết nối với não. Khi các cơ quan cảm giác này kích hoạt, não sẽ trở nên linh hoạt, cảm xúc cũng ổn định hơn. Các bài tập vuốt ve giúp phát triển trí não của trẻ, có lợi cho sự phát triển thể chất.
Một nghiên cứu khác của Trường Y thuộc Đại học Miami cho thấy, những trẻ sinh non được tiếp xúc nhẹ nhàng và thao tác thụ động trong 45 phút mỗi ngày, sẽ trải qua những thay đổi kỳ diệu chỉ sau 10 ngày.
So với những trẻ sinh non không được vuốt ve lâu dài hoặc vận động thụ động, tăng cân nhanh và có các chỉ số thể chất tốt hơn, thậm chí thời gian nằm viện trung bình cũng được rút ngắn 6 ngày.
Thí nghiệm khỉ rhesus nổi tiếng cũng cho biết: Khi trẻ còn nhỏ, chúng cần thức ăn và sự ôm ấp, đụng chạm của mẹ, tức là sự tiếp xúc da kề da, điều này giúp chúng cảm nhận tốt hơn sự ấm áp của thế giới.
Với trẻ nhỏ cũng vậy, trẻ cảm thấy an toàn trong lòng sẽ khám phá thế giới và cơ thể phát triển tốt hơn.
Vì vậy, mẹ nên thực hiện 3 việc này hàng ngày trước khi con được 1 tuổi
Ôm con nhiều hơn
Hãy ôm trẻ nhiều hơn khi khóc. Đừng lo trẻ sẽ hư nếu chưa được 1 tuổi, vì trẻ chưa có ý thức về đạo đức hay quy tắc, chỉ cần được mẹ bế. Khi con cảm thấy khó chịu, người mẹ ôm thật chặt, vuốt ve làn da để cảm nhận được tình yêu thương. Những cái ôm ấm áp giúp trẻ cảm thấy an toàn, cách thể hiện tình yêu thương vô điều kiện, hiểu rằng luôn được bảo vệ.
Trong những khoảnh khắc khó khăn, việc ôm trẻ sẽ giúp chúng bình tĩnh lại và cảm thấy được an ủi. Khi mẹ ôm con, trẻ cảm nhận được nhịp tim, hơi ấm từ cơ thể và mùi hương quen thuộc, tất cả đều góp phần tạo ra một cảm giác an toàn.
Chạm vào trẻ nhiều hơn
Sờ đầu, sờ bụng, sờ tay trẻ và thực hiện một số bài tập chạm sau khi tắm mang lại sự thư giãn, tác dụng lớn đối với sự phát triển trí não. Những hành động này giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, kích thích các giác quan, tạo điều kiện cho sự phát triển nhận thức và cảm xúc.
Khi mẹ nhẹ nhàng sờ đầu hoặc bụng, đang tạo ra trải nghiệm thân mật và gắn bó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em được tiếp xúc thường xuyên với sự chăm sóc và vuốt ve sẽ phát triển tốt hơn về mặt cảm xúc, khả năng giao tiếp xã hội tốt hơn.
Hơn nữa, việc thực hiện các bài tập chạm còn giúp kích thích sự phát triển của các cơ bắp và hệ thần kinh. Những động tác nhẹ nhàng như xoa bóp tay, chân hay bụng giúp thư giãn cơ thể, kích thích lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Trò chuyện với con nhiều hơn
Khi trẻ còn nhỏ, hãy trò chuyện nhiều hơn. Dù trẻ không hiểu được mẹ đang nói gì nhưng trẻ có thể cảm nhận được tình yêu thương qua giọng điệu và cách diễn đạt lời nói của mẹ.
Khi trẻ cảm nhận được tình yêu và sự quý mến của những người xung quanh, phát triển được cảm giác tin tưởng vào thế giới, tự tin và dũng cảm khám phá thế giới.
Ngoài việc làm 3 việc trên, trẻ trước một tuổi cũng nên tránh làm 3 việc sau
Phớt lờ trẻ
Đối với trẻ trước 1 tuổi, khóc là ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, trẻ chưa thể diễn đạt cảm xúc hay nhu cầu bằng lời nói, vì vậy tiếng khóc trở thành cách duy nhất để giao tiếp. Lúc này, trẻ có thể đói, cảm thấy khó chịu, hoặc đơn giản là cần một cái ôm từ mẹ để cảm thấy an toàn và được yêu thương.
Khi trẻ khóc mà bố mẹ phớt lờ, sẽ cảm thấy mình không được yêu mến, không xứng đáng được chăm sóc. Điều này sẽ gây tổn hại cho tâm hồn, cảm thấy cô đơn và thiếu thốn tình cảm.
Sự thiếu thốn này có thể dẫn đến những vấn đề về tâm lý trong tương lai, ảnh hưởng đến khả năng kết nối xã hội và xây dựng mối quan hệ tích cực. Trẻ cần biết rằng luôn có một nơi an toàn để trở về, nơi được yêu thương và trân trọng.
Bố mẹ tranh cãi trước mặt trẻ
Trẻ tuy không hiểu bố mẹ đang tranh cãi chuyện gì nhưng trong lòng sẽ cảm thấy cãi nhau. Khi bố mẹ cãi nhau, giọng điệu thường gay gắt, ảnh hưởng đến nội tâm của trẻ.
Trẻ em rất nhạy cảm với những biến động cảm xúc xung quanh, những cuộc cãi vã khiến trẻ lo lắng, tạo ra cảm giác bất an, hoang mang.
Trẻ có thể cảm thấy mình là nguyên nhân gây ra sự bất hòa, dẫn đến cảm giác tội lỗi và tự trách. Những cảm xúc này ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, trở nên nhút nhát, thiếu tự tin...
Thường xuyên quát mắng trẻ
Trẻ nhỏ ở độ tuổi này vẫn đang trong giai đoạn khám phá thế giới xung quanh, và mọi hành động thường xuất phát từ sự tò mò, chưa ý thức về đúng sai. Chính vì vậy, việc bố mẹ kiên nhẫn và yêu thương trong những tình huống này rất quan trọng.
Trẻ càng nhỏ thì càng cần được đối xử kiên nhẫn. Những lần bố mẹ nhẹ nhàng hướng dẫn, giải thích, ôm ấp khi mắc lỗi sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và an toàn.
Từ đó phát triển nhận thức về thế giới, tạo nên những kỷ niệm ấm áp, nền tảng cho sự phát triển cảm xúc trong tương lai.
Bình luận