Trẻ IQ cao thường có 4 hành vi “khó chịu”, bố mẹ đừng vội trách mắng bỏ lỡ tài năng của con
Mỗi đứa trẻ đều độc đáo, hành vi tưởng chừng như "khó chịu" lại ẩn chứa tiềm năng lớn.
Howard Gardner, nhà tâm lý học nổi tiếng, đã phát triển lý thuyết về nhiều loại hình trí thông minh. Theo ông, trí thông minh không phải là một khái niệm duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
Việc đánh giá trí thông minh của trẻ không chỉ dựa vào điểm số học tập, mà cần quan sát trong các tình huống khác nhau để hiểu rõ hơn về khả năng của con. Vì vậy, hãy chú ý đến những hoạt động mà trẻ thực sự yêu thích.
Theo đó, một số hành vi có vẻ "khó chịu", nhưng có thể là biểu hiện của chỉ số IQ cao ở trẻ. Nếu bố mẹ vội vàng trách mắng, có thể vô tình kìm hãm sự phát triển tài năng. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về những hành vi dễ bị hiểu lầm của trẻ.
Thuộc tính nói nhiều: Tài năng ngôn ngữ bắt đầu bộc lộ
Nghiên cứu tâm lý cho thấy trẻ nói nhiều thường có khả năng tư duy logic tốt hơn. Trẻ có thể diễn đạt ý tưởng trong đầu bằng ngôn ngữ rõ ràng và mạch lạc.
Việc trò chuyện và giao tiếp thường xuyên có thể thúc đẩy khả năng diễn đạt ngôn ngữ liên tục. Ví dụ, trẻ mô tả sinh động toàn bộ quá trình lắp ghép các khối lego với bạn bè, mô tả rõ ràng các vấn đề gặp phải và giải pháp.
Kiểu trẻ này có xu thường hướng ngoại và có kỹ năng xã hội vượt trội. Trẻ có thể nhanh chóng hòa nhập vào nhóm và trở thành tâm điểm chú ý.
Khi trẻ nói nhiều, bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe, đồng thời khéo léo hướng dẫn, khuyến khích bé diễn đạt bằng ngôn ngữ phong phú để phát huy tài năng ngôn ngữ của mình.
Tập trung cao: Suy nghĩ sâu sắc đang diễn ra
Khi trẻ thường xuyên nhìn chằm chằm vào điều gì đó, bố mẹ đừng vội lo lắng. Nhiều trẻ đắm chìm trong thế giới riêng cho thấy khả năng tập trung cao. Trạng thái này không chỉ là sự lơ đãng, mà còn phản ánh một quá trình tư duy sâu sắc mà trẻ đang trải qua.
Một nghiên cứu của Đại học Stanford chỉ ra, trạng thái dường như mơ màng này là do trẻ đã bước vào "trạng thái dòng chảy". Trong trạng thái này, vỏ não trước trán hoạt động mạnh mẽ, cho phép trẻ tiếp cận và xử lý thông tin một cách hiệu quả hơn.
Trẻ đắm chìm trong thế giới riêng cho thấy khả năng tập trung cao.
Quá trình này là để tâm trí trống rỗng, não bộ đang tự điều chỉnh và khám phá sâu sắc. Vì vậy, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ được khơi dậy, nhiều ý tưởng mới lạ sẽ ra đời. Trẻ có thể đang tưởng tượng ra những câu chuyện phiêu lưu, vẽ ra bức tranh trong tâm trí mình, hoặc đơn giản là tìm kiếm giải pháp cho một bài toán khó.
Vì vậy, bố mẹ không nên quát mắng hay cảm thấy lo lắng khi thấy trẻ mải mê trong thế giới riêng. Thay vào đó, hãy cho trẻ đủ không gian để tận hưởng thế giới suy nghĩ riêng. Khuyến khích trẻ chia sẻ những suy nghĩ hoặc ý tưởng khám phá ra trong những khoảnh khắc này.
Tháo dỡ và phá hủy: Hiện thân của mong muốn khám phá
Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, đứa trẻ thích tháo rời đồ vật trước 3 tuổi có khả năng tư duy không gian cao hơn 40% so với các bạn cùng trang lứa ở trường tiểu học.
Ở độ tuổi từ 1 đến 3, trẻ luôn tò mò về thế giới. Do khả năng nhận thức và ngôn ngữ còn hạn chế, các em chỉ có thể khám phá thế giới bằng cách chạm vào, nghịch ngợm và tháo rời đồ vật.
Đứa trẻ thích tháo rời đồ vật trước 3 tuổi có khả năng tư duy không gian cao hơn
Ví dụ, trẻ tháo rời đồ chơi để tìm hiểu các nguyên lý cấu trúc bên trong. Ham muốn khám phá này phản ánh trí thông minh đang phát triển.
Khi trẻ tháo lắp đồ chơi, bố mẹ đừng vội cho rằng con nghịch ngợm, hãy nhìn nhận vấn đề từ một góc nhìn khác, đồng hành cùng con khám phá, hướng dẫn tư duy, vun đắp tinh thần trách nhiệm và nhận thức về cấu trúc của đồ vật.
Thích tranh luận: Nỗ lực lý luận logic
Khi trẻ "tranh luận" với người lớn, đặt câu hỏi về quan điểm, và thậm chí bác bỏ bằng lý lẽ và bằng chứng, nhiều bố mẹ nghĩ rằng con không vâng lời và nổi loạn. Tuy nhiên, từ góc độ tâm lý, đây thực sự là biểu hiện của khả năng suy luận logic mạnh mẽ.
Trẻ không hài lòng với sự chấp nhận thụ động mà luôn háo hức khám phá "tại sao". Đây chính là động lực mạnh mẽ cho việc tiếp thu kiến thức và phát triển tư duy phản biện.
Ví dụ, trẻ tranh luận về một quan niệm sống thông thường nào đó của bố mẹ, vì cảm thấy không hợp lý dựa trên những quan sát. Những câu hỏi như "Tại sao chúng ta phải làm điều đó?" hay "Có cách nào khác không?" thể hiện sự tò mò, cho thấy trẻ đang vận dụng khả năng phân tích và đánh giá của mình.
Mỗi đứa trẻ đều độc đáo, hành vi tưởng chừng như "khó chịu" lại ẩn chứa tiềm năng lớn.
Bố mẹ nên trân trọng cách suy nghĩ này, trò chuyện lý trí hơn và hướng dẫn con diễn đạt quan điểm một cách đúng đắn, từ đó nâng cao khả năng tư duy logic.
Mỗi đứa trẻ đều độc đáo, hành vi tưởng chừng như "khó chịu" lại ẩn chứa tiềm năng lớn. Bố mẹ nên nhìn nhận những khoảnh khắc này bằng đôi mắt sáng suốt, để thấu hiểu và định hướng đúng đắn.
Hơn nữa, việc khuyến khích trẻ tranh luận và lý luận có thể tạo ra một môi trường học tập phong phú. Khi trẻ cảm thấy rằng ý kiến của mình được lắng nghe và đánh giá cao, sẽ có nhiều động lực hơn để khám phá và học hỏi.
Bình luận