NSƯT Thành Lộc xin lỗi khán giả vì sơ suất dựng kịch

Nam nghệ sĩ cho biết khán giả đã phát hiện sơ suất và chụp hình gửi cho anh.

Trên trang cá nhân, NSƯT Thành Lộc vừa lên tiếng xin lỗi khán giả vì những sơ suất về tạo hình và đạo cụ trong 2 vở kịch trên sân khấu Thiên Đăng.

Theo đó, nam nghệ sĩ cho biết khán giả xem kịch đã phát hiện sơ suất trong hai vở kịch ở sân khấu và chụp hình gửi cho anh.

Đây là hai vở kịch lấy bối cảnh xã hội thời Pháp thuộc ở Sài Gòn. Tuy nhiên, một số phân cảnh của vở diễn lại xuất hiện các chi tiết đạo cụ bất hợp lý. Trong một phân cảnh, chiếc mền dệt chữ TP.HCM dù bối cảnh đầu thế kỷ 20. Ngoài ra, vở kịch khác có nhân vật cô gái con nhà gia giáo nhưng để móng tay dài lố đến vậy và nhất là lúc đó không hề có kỹ thuật đắp móng”, NSƯT Thành Lộc viết.

NSƯT Thành Lộc xin lỗi khán giả vì sơ suất dựng kịch - 1

NSƯT Thành Lộc xin lỗi khán giả vì sai sót về chuyên môn.

Diễn viên nói sân khấu anh không dám coi thường khán giả. Anh rất tiếc và hối hận vì điều đó đã xảy ra.

Thay mặt kịch Thiên Đăng, Thành Lộc cảm ơn khán giả đã phát hiện. “Xin lỗi quý vị khán giả về sự sơ suất chuyên môn thật tệ này”, nam nghệ sĩ bày tỏ.

Dưới phần bình luận, nhiều đồng nghiệp và khán giả đã bày tỏ sự cảm thông với Thành Lộc. Đạo diễn Hữu Tiến cho rằng nhiều sân khấu kịch hiện tại cũng mắc các lỗi tương tự: “Nhiều diễn viên đóng vai con nhà nghèo mà ngón tay vẫn còn nguyên chiếc nhẫn kim cương, sáng lòe, lấp la lấp lánh dưới ánh đèn sân khấu. Có diễn viên mặc đồ cổ trang nhưng cổ tay vẫn còn nguyên chiếc Apple watch, mỗi lần lắc cổ tay thì màn hình tự động sáng lên”.

Nghệ sĩ Cát Phượng đồng tình và khẳng định diễn viên cần tự ý thức về việc chuẩn bị hình ảnh và đạo cụ mà không cần ai nhắc. “Đó mới là một diễn viên chuyên nghiệp, làm nghề nghiêm túc và có đạo với nghề, có đức với nghiệp”, cô nhấn mạnh.

NSƯT Thành Lộc xin lỗi khán giả vì sơ suất dựng kịch - 2

NSƯT Thành Lộc khẳng định không bao giờ từ bỏ sân khấu

NSƯT Thành Lộc sinh năm 1961 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật: Bố là Nghệ sĩ Nhân dân Thành Tôn, mẹ là nghệ sĩ hát bội Huỳnh Mai. Anh trai Bạch Long, chị gái Bạch Lê đều là những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Tính từ năm 1982, nam nghệ sĩ đã có hơn 40 năm hoạt động, cống hiến cho ngành sân khấu.

Hồi tháng 7, nam nghệ sĩ rời Idecaf và thành lập sân khấu kịch Thiên Đăng. Nhiều tên tuổi nổi tiếng đồng hành với anh tại địa điểm mới như, NSƯT Hữu Châu, NSƯT Mỹ Duyên, Hoàng Trinh, Lê Khánh, Lê Phương, Tuấn Khôi, Vân Trang…

NSƯT Thành Lộc xin lỗi khán giả vì sơ suất dựng kịch - 3

NSƯT Thành Lộc thử thách nói giọng Bắc trong vở kịch “Duyên thệ”.

Anh nhận được nhiều lời khen cho các vở kịch vừa mới ra mắt như Giáng Hương, Duyên thệ, Ngôi nhà trong mây...

Vi Đinh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi