Sốc với ngôi nhà chứa hàng tấn đống rác thải, 30 người dọn ròng rã 3 ngày mới xong

Người mẹ và người con gái đều được xác định mắc chứng rối loạn tích trữ – một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Mới đây, lực lượng chức năng ở Suseong, thành phố Daegu (Hàn Quốc) đã phát hiện một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng: 3 thành viên trong một gia đình sinh sống giữa hàng tấn đống rác thải. Đây là nơi ở của một người mẹ ngoài 60 tuổi, người con gái ngoài 40 và một người cháu trai mắc chứng thiểu năng trí tuệ nặng.

Sốc với ngôi nhà chứa hàng tấn đống rác thải, 30 người dọn ròng rã 3 ngày mới xong - 1

Ngôi nhà chồng chất rác thải, không có lối đi

Điều đáng chú ý là cả người mẹ và người con gái đều được xác định mắc chứng rối loạn tích trữ – một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến họ không thể vứt bỏ bất kỳ vật dụng nào, kể cả rác thải.

Dù chính quyền địa phương từng tổ chức tới 11 đợt dọn dẹp trước đó nhưng sau mỗi lần dọn xong, rác lại tiếp tục được tích trữ. Trước tình trạng tái diễn và ngày càng nghiêm trọng, chính quyền quận Suseong buộc phải áp dụng biện pháp hành chính đặc biệt, phối hợp với 8 cơ quan liên quan để tiến hành cưỡng chế nhập viện đối với 2 người phụ nữ trong nhà.

Sốc với ngôi nhà chứa hàng tấn đống rác thải, 30 người dọn ròng rã 3 ngày mới xong - 2

Chính quyền địa phương từng có 11 đợt dọn dẹp rác thải cho ngôi nhà này

Cùng lúc, hơn 30 thành viên thuộc Hội Liên hiệp Saemaeul đã được huy động để tham gia công tác thu gom, xử lý rác trong suốt 3 ngày liên tục. Hàng loạt xe tải và thiết bị chuyên dụng được điều động. Rác sinh hoạt chất thành đống cao ngang người, bốc mùi nồng nặc, tràn ra khắp các tầng, từ phòng khách, phòng ngủ đến cầu thang và mái nhà.

Sự việc khiến dư luận Hàn Quốc bàng hoàng, nhiều người đặt ra câu hỏi: vì sao con người lại có thể sống trong một môi trường như vậy?

Sốc với ngôi nhà chứa hàng tấn đống rác thải, 30 người dọn ròng rã 3 ngày mới xong - 3

Thói quen tích trữ rác thải là biểu hiện của rối loạn tâm lý

Các chuyên gia tâm lý khẳng định, việc sống trong “nhà rác” không đơn thuần là do lười biếng hay thiếu ý thức, mà là biểu hiện của những rối loạn tâm lý sâu sắc. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến, khiến người bệnh dần mất khả năng đánh giá môi trường xung quanh, không còn nhận thức được mức độ ô nhiễm.

Nhiều người tự cô lập bản thân, sống ẩn dật, từ chối giao tiếp xã hội, cắt đứt liên hệ với gia đình, bạn bè trong suốt nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Trong khi đó, những người mắc chứng rối loạn tích trữ thường bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng, nếu vứt bỏ một món đồ nào đó, họ có thể đánh mất điều gì đó quan trọng. Dù cho căn nhà đã ngập ngụa rác và không thể sinh hoạt bình thường, họ vẫn không thể từ bỏ hành vi tích trữ.

Giáo sư Im Myeong-ho thuộc Đại học Dankook cho rằng, việc để không gian sống của mình ngập rác có thể được xem là một dạng tự trừng phạt tinh thần, tương tự như hành vi tự gây tổn thương thể chất thường thấy ở những người trầm cảm nặng. Theo ông, đây là biểu hiện rõ ràng của sự tuyệt vọng và mất kết nối với thế giới bên ngoài.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Hàn Quốc, tính đến năm 2022, nước này ghi nhận hơn 7,5 triệu hộ độc thân – một con số không ngừng gia tăng. Những người sống một mình dễ rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, cảm thấy không có ai để dựa vào hay chia sẻ, từ đó dần rơi vào vòng xoáy trầm cảm, lo âu, mất kiểm soát. Khá nhiều người trẻ tuổi cũng đang là nạn nhân của hiện tượng này.

Chị A, 27 tuổi, sống tại quận Dongjak, Seoul, từng trải qua 3 năm sống chung với trầm cảm. Chị kể rằng, mình không hề cảm thấy ngôi nhà bẩn đến mức nào cho tới khi có những khoảnh khắc tỉnh táo hiếm hoi. “Khi nhận ra, tôi lại chìm vào cảm giác tội lỗi, tự trách móc. Nhưng tôi vẫn không thể làm gì, vì tôi thấy mình bất lực”, chị nói.

Vậy làm sao để thoát khỏi “hang rác” – không gian tưởng như nhỏ hẹp nhưng lại là nhà tù tinh thần đối với nhiều người?

Các chuyên gia cho rằng, dọn dẹp vật lý chỉ là bước đầu tiên. Điều quan trọng hơn cả là điều trị tâm lý, phải đồng thời giải quyết các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn tích trữ thì mới có thể ngăn tái phát. Việc tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè hoặc các dịch vụ chuyên nghiệp là điều cần thiết.

Sốc với ngôi nhà chứa hàng tấn đống rác thải, 30 người dọn ròng rã 3 ngày mới xong - 4

Dù cho căn nhà đã ngập ngụa rác và không thể sinh hoạt bình thường, họ vẫn không thể từ bỏ hành vi tích trữ.

Ngoài ra, yếu tố mang tính quyết định chính là sự hỗ trợ từ cộng đồng. Một lần dọn nhà không thể thay đổi được cuộc đời ai nhưng một người bạn lắng nghe, một nhân viên công tác xã hội kiên nhẫn đồng hành trong 3 - 6 tháng, đó là điều có thể thay đổi một con người.

Hiện nay, nhiều địa phương tại Hàn Quốc đang áp dụng các chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ các trường hợp sống ẩn dật hoặc sống trong môi trường mất vệ sinh trầm trọng. Tại Seoul, chương trình "Tư vấn đặc biệt cho người sống ẩn dật" đã được triển khai, cùng với các dịch vụ hỗ trợ một cửa tích hợp tư vấn tâm lý, pháp lý và tài chính.

“Chỉ cần một cú sốc: mất việc, ly hôn hay một biến cố bất ngờ, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người sống trong nhà rác” - chuyên gia xã hội học Choi Yoo-jin nhận định. Theo ông, chỉ cần một lần dám lên tiếng và tìm kiếm sự giúp đỡ, chúng ta sẽ nhận ra có rất nhiều người sẵn sàng đưa tay ra.

Mai Ly (Theo SBS)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đan Mạch chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU

Đan Mạch chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU

Ngày 3/7, Đan Mạch chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu sự kiện này bằng một buổi lễ chính thức tại Aarhus - thành phố lớn thứ 2 của Đan Mạch với sự hiện diện của nhiều lãnh đạo châu Âu, báo Nhân dân dẫn theo Xinhua.

Thơ tình không tuổi của cụ ông 90

Thơ tình không tuổi của cụ ông 90

Nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu khoa học xã hội Nguyễn Chí Tình (sinh năm 1935) đã xuất bản hơn 30 tiểu thuyết, tập truyện ngắn, tập thơ, bút ký và công trình nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn. Đầu năm nay, ở tuổi 90, ông cho ra đời tác phẩm “Thơ tình không tuổi” gây sự ngạc nhiên và khâm phục cho bạn đọc về nội lực trong sáng tác cũng như tâm hồn trẻ trung của mình.

Đà Nẵng, điểm hẹn điện ảnh mới của châu Á

Đà Nẵng, điểm hẹn điện ảnh mới của châu Á

Lần thứ 3 tổ chức Liên hoan phim châu Á (DANAFF), Đà Nẵng đang trở thành một điểm hẹn mới của điện ảnh, với nhiều tác phẩm của các đạo diễn hàng đầu châu Á hiện diện trong các hạng mục dự thi và chương trình Toàn cảnh điện ảnh, sự góp mặt của nhiều ngôi sao đình đám châu Á, cũng như những hoạt động chuyên môn chất lượng cao, theo báo Nhân dân.

Đồng USD giữ vững sức mạnh khi áp lực thương mại từ Mỹ gia tăng

Đồng USD giữ vững sức mạnh khi áp lực thương mại từ Mỹ gia tăng

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua dự luật cắt giảm thuế lớn và chuẩn bị áp thuế lên nhiều quốc gia, đồng USD tiếp tục giữ đà tăng so với euro và yên Nhật. Dữ liệu việc làm khả quan cũng góp phần củng cố niềm tin vào nền kinh tế Mỹ, dù thị trường vẫn lo ngại về mức nợ công ngày càng cao.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025).