Họa sĩ Bùi Đức và triển lãm kỷ niệm

Từ ngày 30/10 - 9/11, tại 31 Văn Miếu, Hà Nội, trưng bày 53 tác phẩm điêu khắc đặc biệt của họa sĩ Bùi Đức nhân dịp họa sĩ tròn 53 tuổi.

Họa sĩ Bùi Đức và triển lãm kỷ niệm - 1 Một số tác phẩm điêu khắc của họa sĩ Bùi Đức trưng bày tại triển lãm (Ảnh: Họa sĩ cung cấp)

Vốn là họa sĩ sơn mài, tốt nghiệp loại xuất sắc trường Đại học Mĩ thuật năm 2003, họa sĩ Bùi Đức đã từng được Chính phủ Singapore chọn mời tham dự triển lãm hội họa quốc tế Singapore năm 2007. Anh sớm thành danh với các tác phẩm đề tài về thiên nhiên, về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nhất là cuộc sống của người dân Sa Pa. Do có thời gian dài gắn bó với mảnh đất Sa Pa nên hầu hết các sáng tác của anh đều gắn với mảnh đất huyền thoại này.

Hành trình từ nghệ sĩ sơn mài sang nghệ sĩ điêu khắc của họa sĩ Bùi Đức cũng thật tự nhiên. Do sống với đồng bào dân tộc thiểu số Sa Pa thời gian dài, hàng ngày xuống bản, nhìn những mảnh gỗ, những đồ vật trong gia đình của bà con bỏ không dùng anh cảm thấy tiếc nên đã mua mang về.Ngồi ngắm những món đồ tưởng chừng vô tri, vô giác, nhưng hết sức quý giá, anh muốn tạo nên những sinh mệnh mới cho những mảnh gỗ ấy và để nó kể những câu chuyện sắc màu văn hóa của riêng mình.

Vậy là anh bắt tay vào làm những tác phẩm điêu khắc theo cách của riêng của mình. Và cách anh tạo nên những tác phẩm điêu khắc cũng thật đặc biệt khác người, đó là làm bằng cưa máy. Mặc dù nhiều lần bị thương nhưng anh vẫn không nản. Anh nghĩ làm điêu khắc bằng máy cầm tay rất thích vì nó thần tốc, chạy kịp cảm xúc dù có nguy hiểm.

Cùng với thời gian, những tác phẩm phù điêu của họa sĩ Bùi Đức đã hình thành. Mỗi phù điêu là một gương mặt. Những gương mặt anh gặp đâu đó trong đời, quen có lạ có. Không gương mặt nào thuộc về một nhân vật cụ thể. Mỗi gương mặt là một ấn tượng riêng đọng lại, thần thái, biểu cảm đều khác thường. Chỉ cần cảm xúc và tư tưởng dẫn đường, Bùi Đức không theo trường phái nào nhất định.

Không thể gọi tên phong cách sáng tác của Bùi Đức, nhưng chẳng phong cách, trường phái nào thay thế được sự sống động, phóng túng, sự rung động sâu sắc trong từng khối tượng. Khác hẳn tranh sơn mài với tạo hình chỉn chu, chuẩn mực, phù điêu Bùi Đức thoát hẳn khuôn khổ, tự do biểu đạt ý tưởng, thoáng đãng mạch lạc ở tổng thể nhưng “găm chết” những chi tiết chủ đạo.

Tạo hình điêu khắc của Bùi Đức tôn trọng chất liệu tuyệt đối. Gỗ không chỉ là chất liệu, gỗ còn chính là hình tượng nghệ thuật. Những gương mặt nửa như trồi ra từ gỗ, nửa như lặn vào trong gỗ.Ngắm những tác phẩm “Không nghĩ” của Bùi Đức lại không thể không nghĩ.

53 tác phẩm điêu khắc xuất sắc được trưng bày tại triển lãm tương ứng với 53 tuổi đời của anh. Vì vậy triển lãm “Không nghĩ” chính là triển lãm kỉ niệm tuổi đặc biệt, đánh dấu một chặng mới trên hành trình sống, sáng tạo của người họa sĩ tài hoa- Bùi Đức.

Theo Báo điện tử ĐCSVN None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi