NSND Trần Tiến – Người làm rực sáng sân khấu và điện ảnh Việt Nam

NSND Trần Tiến đã rời cõi tạm sau 87 năm sống, sáng tạo, cống hiến hết mình cho nghệ thuật vào chiều ngày 22/1/2023 do tuổi cao sức yếu. Sự ra đi của ông để lại nhiều tiếc thương cho thế hệ văn nghệ sĩ và công chúng.

NSND Trần Tiến tên đầy đủ là Trần Văn Tiến, sinh ngày 30/11/1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954, khởi đầu với các vai hề chèo.

NSND Trần Tiến – Người làm rực sáng sân khấu và điện ảnh Việt Nam - 1

Tranh vẽ NSND Trần Tiến của hoạ sĩ Đinh Quang Tỉnh.

Năm 1961 ông theo học khóa diễn viên Trường Nghệ thuật Sân khấu cùng một số nhân vật tên tuổi của nền sân khấu và điện ảnh nước nhà như Thế Anh, Ngọc Hiền, Cao Khương, Đoàn Dũng, Trọng Khôi, Thanh Tú, Mỹ Dung...

Sự nghiệp của ông gắn bó với Đoàn Kịch nói Trung ương (nay là Nhà hát Kịch Việt Nam) từ khi ra trường cho đến khi ông về nghỉ hưu (năm 2012).

NSND Trần Tiến – Người làm rực sáng sân khấu và điện ảnh Việt Nam - 2

NSND Trần Tiến (phải) và nhà văn Ngô Thảo (trái)

NSND Trần Tiến không chỉ thành công ở những vai chính diện, mà ông còn được khán giả biết đến qua việc thể hiện nhiều vai diễn cá tính và có được thành công trong những vở hài kịch bằng khả năng diễn xuất tài tình hiếm có. Qua những vai diễn ông gửi gắm những suy tư, trăn trở về thân phận con người, về cuộc đời.

Nói về nghệ thuật, về chuyện nghề NSND Trần Tiến từng chia sẻ: Nếu anh biến nghệ thuật thành một thứ công việc để kiếm sống, để mưu sinh thì tôi nghĩ không được. Anh phải yêu, phải đam mê trước tiên đã; rồi anh lao động bằng tất cả tài năng và tâm huyết của anh, nó sẽ nuôi anh một cách chân chính. Còn nếu chỉ nhăm nhăm làm nghệ thuật để kiếm tiền, anh rất dễ "ăn xổi ở thì" với nó. Như thế thì rất không được. Anh sẽ làm mất đi giá trị đích thực của nghệ thuật. Với riêng tôi, thì nghệ thuật chưa bao giờ được tính đến như một công cụ để kiếm tiền cả.

Tên tuổi của ông gắn với một số vai diễn như: Đại Cát trong "Quẫn"; Đế Thích trong "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"; Hoài Nghi trong "Chuông đồng hồ điện Kremli"; cố vấn ái tình trong "Kén rể"; Nguyễn Trãi trong "Nguyễn Trãi ở Đông Quan"... Ông cũng tham gia một số bộ phim như: "Thằng Bờm"; "Năm ngày làm Thượng đế"; "Chuyện làng Nhô"; "Hà Nội 12 ngày đêm"; "Những người săn lùng cái đẹp";…

Với những đóng góp của mình, năm 1997, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Tiến được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Bên cạnh sự nghiệp đầy vinh quang, NSND Trần Tiến còn có 3 người con gái tài năng, nổi tiếng là các nghệ sĩ Lê Vân, Lê Khanh và Lê Vi. 3 nữ nghệ sĩ là kết quả của cuộc hôn nhân giữa NSND Trần Tiến và nghệ sĩ Lê Mai.

NSND Trần Tiến – Người làm rực sáng sân khấu và điện ảnh Việt Nam - 3

Gia đình NSND Trần Tiến - NSƯT Lê Mai.

NSND Trần Tiến đã rời cõi tạm sau 87 năm sống, sáng tạo, cống hiến hết mình cho nghệ thuật vào chiều ngày 22/1/2023 do tuổi cao sức yếu. Sự ra đi của ông để lại nhiều tiếc thương cho thế hệ văn nghệ sĩ và công chúng.

NSƯT Lê Vi thông báo trên trang cá nhân của mình: “Bố Trần Tiến của ba chị em Vi đã đi xa mãi mãi ở tuổi 87 vào chiều mùng 1 Tết năm Quí Mão với sự có mặt đầy đủ của cả ba chị em. Tang lễ sẽ được tiến hành vào ngày mùng 6 Tết tức ngày 27/01/2023 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng Số 5 Trần Thánh Tông”.

Nguyễn Hoàng Thương

Lê Lựu: Nhà văn – Chiến sỹ
Lê Lựu: Nhà văn – Chiến sỹ

Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942, người thôn Mã Hoà, xã Tân Châu huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Sống và làm việc tại...

Tin liên quan

Tin mới nhất