Nhật Bản công bố nguyên nhân tử vong của cựu Thủ tướng Abe Shinzo

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã qua đời vào lúc 17h03 (giờ địa phương) do mất máu sau khi bị bắn từ phía sau. Bác sĩ xác định, ông Abe có hai vết thương do súng bắn ở cổ và bị vỡ mạch máu tim.

Nhật Bản công bố nguyên nhân tử vong của cựu Thủ tướng Abe Shinzo - 1

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo được chuyển đến bệnh viện Trường Đại học Y Nara, sau khi bị tấn công tại thành phố miền Tây Nara, ngày 8/7/2022. (Ảnh: AP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều tối 8/7, ông Hidetada Fukushima, bác sỹ của Bệnh viện Đại học Y Nara ở tỉnh Nara - nơi cựu Thủ tướng Abe Shinzo được chữa trị, xác nhận ông Abe đã qua đời vào lúc 17h03 (giờ địa phương) do mất máu sau khi bị bắn từ phía sau trong lúc vận động tranh cử cho một ứng cử viên của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản, vào trưa cùng ngày.

Đài truyền hình NHK dẫn lời bác sỹ Fukushima tại cuộc họp báo cho biết ông Abe được chuyển tới bệnh viện này vào lúc 12h20 chiều 8/7 mà không có dấu hiệu của sự sống. Chính trị gia này đã qua đời vào lúc 17h03 cùng ngày.

Theo bác sỹ Fukushima, ông Abe có hai vết thương do súng bắn ở cổ và bị vỡ mạch máu tim. Các nhân viên y tế không thể cầm máu cho ông Abe. Vì thế, nguyên nhân tử vong dường như là do mất máu.

Trước đó, cựu Thủ tướng Abe, năm nay 67 tuổi, đã bị bắn từ phía sau vào khoảng 11h30 ngày 8/7 (theo giờ Tokyo) trong lúc đang phát biểu để vận động tranh cử cho một ứng viên của đảng LDP cầm quyền ở thành phố Nara, thủ phủ của tỉnh cùng tên, phía Tây Nhật Bản.

Ông đã ngã gục xuống đất sau hai tiếng súng. Ông Abe đã được đưa tới bệnh viện trong trạng thái bất tỉnh.

Sau khi xảy ra vụ tấn công, cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ một nghi phạm và thu giữ một khẩu súng ngay tại hiện trường.

Nghi phạm này tên là Tetsuya Yamagami, năm nay 41 tuổi, từng phục vụ cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong ba năm và hiện đang cư trú tại thành phố Nara.

Trong quá trình thẩm vấn, nghi phạm Yamagami đã khai với các nhân viên điều tra rằng ông ta không hài lòng với cựu Thủ tướng Abe và có ý định sát hại chính trị gia này.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn