Phát hiện xác tàu ngầm Mỹ bị tàu chiến Nhật đánh chìm cùng thủy thủ đoàn 79 người

Xác một trong những tàu ngầm nổi tiếng, xuất hiện trong nhiều câu chuyện nhất của hải quân Mỹ trong Thế chiến 2, mới đây đã được tìm thấy ở ngoài khơi Philippines, theo CNN.

Phát hiện xác tàu ngầm Mỹ bị tàu chiến Nhật đánh chìm cùng thủy thủ đoàn 79 người - 1

Hình ảnh xác tàu ngầm USS Harder nằm dưới đáy biển sau khi được phục dựng bằng công nghệ 4D.

Bộ Tư lệnh Lịch sử và Di tích Hải quân Mỹ (NHHC) ngày 23/5 cho biết, xác tàu ngầm USS Harder nằm ở độ sâu 900 mét ngoài phía bắc đảo Luzon, Philppines, thuộc khu vực Biển Đông.

Tầu ngầm được phát hiện trong tình trạng nằm thẳng, gần như nguyên vẹn ngoại trừ hư hại phía sau tháp chỉ huy do trúng phải bom chìm của tàu chiến Nhật, NHHC thông tin.

Tàu USS Harder chìm xuống đáy biển cùng với toàn bộ 79 thành viên thủy thủ đoàn vào ngày 24/8/1944. Con tàu khi đó đang trong chuyến tuần tra thứ 6 trong Thế chiến 2. Ở thời điểm đó, quân đội Mỹ phát động chiến dịch nhằm giành lại Philippines từ tay quân Nhật.

"Tàu ngầm USS Harder bị đánh chìm khi quân đội Mỹ đang trên đà chiến thắng. Chúng ta không thể quên cái giá phải trả cho chiến thắng đó", Giám đốc NHHC, cựu Đô đốc hải quân Mỹ, ông Samuel J. Cox, nói.

Theo các tài liệu lịch sử của Mỹ, 6 ngày trước khi gặp nạn, tàu USS Harder đã đánh chìm hai tàu chiến Nhật ở ngoài khơi bán đảo Baatan, Philippines. Con tàu sau đó tiếp tục di chuyển về phía bắc Philippines để tìm kiếm các tàu chiến Nhật.

Phát hiện xác tàu ngầm Mỹ bị tàu chiến Nhật đánh chìm cùng thủy thủ đoàn 79 người - 2

Tàu ngầm USS Harder di chuyển trên biển vào ngày 19/2/1944.

Trong cuộc chạm trán với tàu CD-22 của Nhật vào sáng ngày 24/8/1944, tàu USS Harder phóng 3 ngư lôi nhưng trượt mục tiêu. Tàu chiến Nhật sau đó phát hiện vị trí tàu ngầm Mỹ, thả bom chìm khiến tàu USS Harder bị hư hại nặng và chìm xuống đáy biển.

Tàu ngầm USS Harder được thiết kế để hoạt động ở độ sâu 90 mét. Khi chìm sâu tới 900 mét, nước có thể đã tràn vào tất cả các khoang khiến toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng trong chốc lát.

"Chúng tôi rất trân trọng vì đã có cơ hội để tận mắt nhìn thấy xác tàu ngầm, một lần nữa tôn vinh lòng dũng cảm của thủy thủ đoàn trên tàu", ông Cox nói.

Xác tàu là “nơi an nghỉ cuối cùng của các thủy thủ đã hi sinh mạng sống để bảo vệ tổ quốc và cần được tất cả các quốc gia tôn trọng như một ngôi mộ chiến tranh”, NHHC cho biết.

Philippines là vùng lãnh thổ thuộc Mỹ ở thời điểm Nhật Bản bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng. Mỹ sau đó đã tuyên chiến với Nhật, chính thức can dự vào Thế chiến 2.

Đến mùa xuân năm 1942, lực lượng Mỹ và Philippines đã đầu hàng quân Nhật. Tokyo kiểm soát toàn bộ khu vực cho đến giữa năm 1944, khi Mỹ phản công và đẩy lùi quân Nhật ở khắp các khu vực thuộc Thái Bình Dương.

Kể từ khi được đưa vào biên chế hải quân vào ngày 2/12/1942 cho đến khi bị đánh chìm, tàu ngầm USS Harder đã 20,5 lần đánh chìm tầu chiến Nhật và làm hư hại 7 tàu khác. Một lần đánh chìm được tính nửa chiến công vì phối hợp với tàu ngầm USS Haddo.

Do lập được nhiều chiến công, USS Harder là một trong những tàu ngầm nổi tiếng nhất và xuất hiện trong nhiều câu chuyện nhất của hải quân Mỹ trong Thế chiến 2.

Hoàng Anh - CNN

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi