Sử dụng kháng sinh đúng, hợp lý và bền vững làm “của để dành” cho thế hệ sau

Dược sĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh đúng cách và hiệu quả. Việc có ý thức cao trong tư vấn và hướng dẫn sử dụng kháng sinh đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc trong cộng đồng mà còn bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên kháng sinh quý giá cho thế hệ tương lai.

Nếu chỉ ho mà dùng kháng sinh là không hợp lý

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo vào ngày 23/11/2023 rằng việc lạm dụng thuốc kháng sinh đang làm giảm hiệu quả của thuốc và sinh ra vi khuẩn kháng thuốc, điều có thể khiến 10 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2050. Top of Form

Tại Hội Thảo “Sự cam kết ngay từ đầu trên hành trình Kháng Sinh Bền Vững” được Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm tổ chức vào ngày 3/8/2024 tại TP. HCM, PGS.TS.DS. Bùi Thị Hương Quỳnh, thuộc Bộ môn Dược lâm sàng, Khoa Dược, ĐH Y Dược TP. HCM, nhấn mạnh vai trò quan trọng của dược sĩ nhà thuốc trong việc ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh. Dược sĩ chia sẻ: "Ở Việt Nam, nhiều người bệnh có thói quen tìm đến nhà thuốc trước khi gặp bác sĩ. Vì vậy, khi bán kháng sinh, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng về loại kháng sinh phù hợp, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân chi tiết về liều lượng, cách sử dụng, sự tương tác với thức ăn hay các loại thuốc khác, và tần suất sử dụng trong ngày."

Dược sĩ Quỳnh cũng cho biết rằng hầu hết các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng đều do virus gây ra chứ không phải vi khuẩn. Có những bệnh, như viêm họng cấp, hơn 50% trường hợp là do virus gây ra, trong khi một số bệnh khác, tỷ lệ này có thể lên tới 90%. Vì vậy, nếu chúng ta kê kháng sinh cho mọi trường hợp viêm họng, như khi bệnh nhân ho đến nhà thuốc mua thuốc và được bán kháng sinh, thì điều này là sai lầm và không hợp lý.

Trong điều trị viêm mũi xoang cấp tính, 90-98% các trường hợp là do virus và kháng sinh không đảm bảo hiệu quả điều trị. Điều quan trọng là việc lựa chọn kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng của bệnh và tiền sử sử dụng kháng sinh trong 4-6 tuần gần đây. Rửa mũi và xịt mũi là những liệu pháp điều trị tại chỗ rất cần thiết. Đối với điều trị viêm amidan cấp, kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi nghi ngờ có nhiễm khuẩn hoặc khi có nguy cơ biến chứng.

Sử dụng kháng sinh đúng, hợp lý và bền vững làm “của để dành” cho thế hệ sau - 1

Ông Lê Văn Nhã Phương, Phó Tổng Giám Đốc Khối Sản Xuất của Imexpharm (bên trái) chụp ảnh lưu niệm với PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam (thứ hai, bên phải) và PGS.TS.DS. Bùi Thị Hương Quỳnh, thuộc Bộ môn Dược lâm sàng, Khoa Dược, ĐH Y Dược TP. HCM (ngoài cùng bên phải) tại Hội thảo Kháng Sinh Bền Vững do Imexpharm tổ chức vào tháng 8/2024. Ảnh: Imexpharm

Những nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn

Dược sĩ Quỳnh cũng nhấn mạnh những nguyên tắc quan trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh mà cả người kê đơn và người sử dụng cần phải ghi nhớ để tránh lạm dụng, dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng.

Sau khi xác định được tình trạng nhiễm khuẩn, bác sĩ hoặc dược sĩ cần dự đoán tác nhân gây bệnh và quyết định thời điểm bắt đầu điều trị bằng kháng sinh. Tiếp theo, cần xem xét các yếu tố nền của bệnh nhân như: tình trạng miễn dịch, bệnh lý kèm theo, giới tính, độ tuổi… Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm, do đó, áp dụng nguyên lý dược động học/dược lực học (PK/PD) là cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Dược sĩ Quỳnh cũng khuyến cáo nên điều chỉnh phác đồ kháng sinh dựa trên kết quả vi sinh, tình trạng lâm sàng và đáp ứng điều trị, bao gồm cả đáp ứng lâm sàng và cận lâm sàng. Trong trường hợp liệu pháp kháng sinh ban đầu không hiệu quả, cần cân nhắc kiểm soát nguồn nhiễm và đánh giá lại chẩn đoán trước khi nghi ngờ vi khuẩn kháng thuốc và mở rộng phổ kháng khuẩn. Nếu có thể, cần phân biệt giữa nhiễm khuẩn mới và thất bại của liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm ban đầu.

Trong điều trị bệnh đường hô hấp, có thể sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ như thuốc ho, thuốc giảm đau, và thuốc kháng viêm, đồng thời hạn chế sử dụng kháng sinh, trừ khi có chẩn đoán rõ ràng về nhiễm khuẩn. Kháng sinh beta-lactam và macrolid có vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, trong đó, dạng bào chế viên nén phân tán nhanh có nhiều ưu điểm hơn so với dạng viên nén thông thường.

Sử dụng kháng sinh đúng, hợp lý và bền vững làm “của để dành” cho thế hệ sau - 2

PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam (giữa), chia sẻ về việc sử dụng kháng sinh hợp lý tại Hội Thảo “Sự cam kết ngay từ đầu trên hành trình Kháng Sinh Bền Vững" do Imexpharm tổ chức vào đầu tháng 8/2024. Ảnh: Imexpharm

Imexpharm sản xuất kháng sinh đạt chuẩn châu Âu

Trong gần nửa thế kỷ thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Imexpharm tự hào là nhà sản xuất và phân phối kháng sinh lớn nhất Việt Nam. Từ khi cam kết phát triển kháng sinh bền vững ngay từ lúc viên Amoxicillin ra đời vào năm 1980, Imexpharm đã không ngừng phát triển, đổi mới và cải tiến sản phẩm, tạo ra các dạng bào chế đa dạng với nhiều hàm lượng khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Hiện nay, Imexpharm cung cấp đầy đủ các loại thuốc kháng sinh hàng đầu tại Việt Nam, thuộc 5 nhóm kháng sinh phổ biến nhất dùng trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới, khi được chỉ định sử dụng kháng sinh. Điều này góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng người Việt một cách hiệu quả và an toàn.

Imexpharm cho biết, công ty sử dụng nguồn nguyên liệu kháng sinh theo công nghệ Enzymatic, hầu hết không sử dụng dung môi và hóa chất trong quá trình sản xuất so với công nghệ truyền thống sử dụng các dung môi và hóa chất. Do đó, các kháng sinh của Imexpharm có những ưu điểm về độ tinh khiết, ổn định, an toàn cao cho bệnh nhân và bảo vệ môi trường.

“Kháng sinh là một tài sản quý giá, vì vậy chúng ta phải sử dụng đúng cách và bền vững,” bác sĩ Nguyễn Thị Tường Vi, Giám đốc Marketing của Imexpharm, chia sẻ tại hội thảo. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc kháng sinh chất lượng cao theo tiêu chuẩn Châu Âu, Imexpharm đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP với 3 cụm nhà máy và 11 dây chuyền sản xuất.

Tin liên quan

Tin mới nhất