“Bài ca năm tấn” được bắt nguồn cảm xúc từ mảnh đất… Hưng Yên

“Bài ca năm tấn” là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và là bài hát được phổ biến rộng rãi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trong ca khúc không có câu chữ nào nhắc tới địa danh của tỉnh Thái Bình, nhưng nhiều người cứ lầm tưởng ông viết ngay trên mảnh đất Thái Bình, hoặc đi thực tế ở Thái Bình rồi về Hà Nội ngồi viết. Thưa không! Nguồn cảm xúc của “Bài ca năm tấn” ấy lại được ông thai nghén và cho ra đời ngay trên mảnh đất Hưng Yên.

Chả là từ năm 1961 đến năm 1967, ông sống và làm việc ở Hưng Yên. Tuy biên chế ở Ty Văn hoá, nhưng ông luôn luôn có mặt dưới các hợp tác xã để dạy hát cho các đội văn nghệ và tìm hiểu phong trào hợp tác xã nông nghiệp.

Năm ấy (1964-1965), ông xuống HTX Trai Trang (huyện Yên Mỹ) - nơi năng suất lúa đạt hơn 4 tấn/hécta - đứng vào hạng nhất của tỉnh Hưng Yên. Thời kỳ này Trung ương Đảng phát động sản lượng lúa các hợp tác xã toàn miền Bắc phấn đấu đạt 5 tấn/hécta. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác Bài ca năm tấn phục vụ chủ trương đó. Trong bài hát có câu:

"Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ

Ruộng đất Hưng Yên không muốn nghỉ lấy một ngày..."

Ông mang bài hát đến Ban tuyên huấn Tỉnh uỷ Hưng Yên duyệt để in phổ biến. Nghe xong, ông Tuấn Doanh (lúc đó là Trưởng Ban tuyên huấn) liền nói: "Nội dung bài hát thì hay, về đường lối thì không có vấn đề gì, nhưng nó lại không thật".

“Bài ca năm tấn” được bắt nguồn cảm xúc từ mảnh đất… Hưng Yên - 1

Ảnh minh họa

Nguyễn Văn Tý đang vui bỗng buồn hẳn, có vẻ lo lo... thì ông Tuấn Doanh nói tiếp: "Tỉnh Hưng Yên mình chưa đạt 5 tấn mà đồng chí viết đạt 5 tấn là họ cười cho. Chỉ có tỉnh Thái Bình đạt 5 tấn thôi". Lúc này Nguyễn Văn Tý mới hết lo, ông Khiêm tốn hỏi:

- Thưa anh! Bây giờ nên thế nào ạ? Bỏ bài hát này đi?

- Không, cậu chẳng cần phải bỏ cả bài đâu, chỉ thay hai chữ thôi: chữ "Hưng Yên" thành chữ "quê ta" thì được cả cho Thái Bình, được cả cho Hưng Yên, vì ở đâu mà chả quê ta! Lại vẫn được vần bằng.

Nguyễn Văn Tý mừng quá hát lại:

"Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ

Ruộng đất quê ta không muốn nghỉ lấy một ngày"

Thật vậy, cho dù bài hát không có một ca từ nào chỉ cụ thể địa danh Hưng Yên hay Thái Bình, nhưng từ khi ra đời cho đến nay đã gần 40 năm, mọi người vẫn cho là bài hát này nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết ở Thái Bình, viết riêng cho Thái Bình. Cũng có phần đúng thôi, vì Thái Bình là tỉnh lúa, là quê hương năm tấn mà.

Nhờ sức truyền cảm của bài hát ấy, những người con từ quê hương ra đi chống mỹ cứu nước trong những năm tháng ấy, thêm yên tâm vững bước vì họ đã có một hậu phương vững mạnh.

Lê Hồng Thiện

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v

Phát động cuộc thi thiết kế Art Toy “Kokomo & Momimi”

Phát động cuộc thi thiết kế Art Toy “Kokomo & Momimi”

Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) đã chính thức phát động ngày 30/6 tại V-Art Space (đường Phạm Văn Đồng, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội).