Tiếng hát Tân Phương

Bởi thời trẻ, thân thiết với nhạc sĩ Phó Đức Phương từ những năm anh đang còn là sinh viên Trường m nhạc Việt Nam năm thứ nhất và vừa cho ra mắt sáng tác đầu tay “Những cô gái quan họ” mà làng trên xóm dưới nơi nào cũng vang vang, nên tôi sớm nghe tiếng tăm và say đắm tiếng hát của chị Diệu Thuý.

Bởi chị chính là đơn ca nữ đầu tiên thu thanh bài hát này và qua tiếng hát đẹp và kỹ thuật bậc nhất ngày ấy, rất trong trẻo và say đắm khi hát những cô gái quan họ. Anh Phó Đức Phương nghe tiếng hát ấy, cũng trân trọng và xôn xao lắm…

Tiếng hát Tân Phương - 1

Lại sau này tôi đi lính, có hoạt động nghệ thuật trong quân đội, nên cũng thân thiết với một số sinh viên trường âm nhạc Việt Nam nhập ngũ, trong đó có những người bạn tôi được đích thân ông Khắc Tuế đoàn trưởng sang Trường đón anh em về bổ sung cho Đoàn ca múa Tổng cục chính trị (Nhà hát ca múa nhạc quân đội hiện nay) như các nhạc công Tạ Đôn, Mai Lâm, Kiều Minh, Quang Khanh, Vân Chung và một giọng hát nam cao bậc nhất lúc ấy là Doãn Tần với bài hát: Đường chúng ta đi bất hủ. Lập tức ông binh nhất này được cùng những diễn viên xuất sắc nhất của đoàn đi tham dự Festival thanh niên sinh viên thế giới ở Đức và trước một ban giám khảo đủ các màu da đã được trao tặng ngay một Huy chương vàng quốc tế.

Nghệ sĩ Doãn Tần ấy, chính là sinh viên âm nhạc đầu tiên của cô giáo Diệu Thuý. Nhớ lại người học trò đầu tiên sau là một Đại tá quân đội. một nghệ sĩ nhân dân lẫy lừng, cô giáo Diệu Thuý tâm sự: Học sinh đầu tiên của mình là Doãn Tần. Tần vốn là một chàng trai địa chất, yêu nghệ thuật nên cùng Quang Huy rủ nhau về Hà Nội thi vào trường nhạc. Lúc đó mình còn rất bỡ ngỡ, thậm chí không biết giọng của Doãn Tần ở quãng tám nào, vì giọng cậu ấy có âm vực rất cao. Tiếp đó, mình dạy Lê Dung hai năm trung cấp. Dung học rất nhanh, xử lý bài tốt, nhưng cứ phát âm đến chữ a là bị bẹt tiếng. Sau này, khi anh Trung Kiên dạy Dung giải quyết được, mình thán phục lắm”.

Tiếng hát Tân Phương - 2

Doãn Tần, Lê Dung, Ma Bích Việt đều là những nghệ sĩ quân đội, đều từ đơn vị nghệ thuật quân đội về học trường nhạc, được sự dạy bảo, kèm cặp của cô giáo Diệu Thuý mà sau này đều trở thành những nghệ sĩ tên tuổi, dành được những giải thưởng âm nhạc quốc tế, đều là Đại tá quân đội và Nghệ sỹ nhân dân của nước nhà…

Những Mỹ Linh, Tân Phương… là thế hệ sinh viên lớp sau được cô giáo Diệu Thuý dạy bảo. Nếu nghe thật tinh, đến nay dù đã qua nhiều thời gian và rất trưởng thành, nhưng trong tiếng hát của những ca sĩ trẻ này, luôn có dấu ấn người thầy Diệu Thuý, trong âm thanh, tiếng hát và điệu tâm hồn, một giọng hát người thầy rất đẹp, rất tinh tế, điêu luyện và kỹ thuật …

Ca sĩ Tân Phương  tốt nghiệp khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam khóa 2001 - 2009, người  đã từng đạt Huy chương Bạc cuộc thi hát dân ca toàn quốc năm 2005, giải nhất Cuộc thi giọng hát hay Hà Nội năm 2006… và hiện là giảng viên khoa Thanh nhạc trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tâm sự:

“Phương vốn là một cô bé quê hương Hà Nam yêu nghệ thuật. Rồi trúng tuyển vào Nhạc viện Quốc gia, và được theo học NSƯT Diệu Thuý. Cô là một cô giáo tuyệt vời, và giàu lòng nhân ái, yêu thương học sinh vô cùng. 4 năm đầu học ở Nhạc viện, Phương được cô giáo Diệu Thuý nuôi dạy, được ở trong nhà cô, và được cô chăm chú học tập hàng ngày, ngày nào cũng được luyện thanh học nên sớm có được một nền móng rất chắc. Sau đó lên Đại học, Tân Phương thi được giải Nhất Giọng hát hay Hà nội, rồi giải Sao mai và từ đấy Phương bắt đầu sự nghiệp biểu diễn, được Thầy giáo NSND Quang Thọ dựng bài và tạo điều kiện đi biểu diễn khắp các sân khấu trong và ngoài nước. Thật sự Tân Phương rất hạnh phúc với những người thầy, người cô như thế và với con đường nghệ thuật của mình …”

Có một điều rất đáng trân trọng với Tân Phương là, những gì cuộc đời sinh viên minh được thụ hưởng từ cô giáo Diệu Thuý, từ thầy Quang Thọ… thì cô đều trả nghĩa với thầy cô của mình, không chỉ với những giải thưởng nghệ thuật xuất sắc, mà sau này khi tốt nghiệp, trở thành một giảng viên của Đại học Sư phạm Âm nhạc, thì noi gương thầy cô đi trước, cô lại trao cho thế hệ học sinh do mình đào tạo tất cả tri thức và tình yêu vô bờ bến với các em học sinh. Cũng như các thầy Diệu Thuý, Quang Thọ, Tân Phương đã ươm mầm, đã đào tạo được nhiều nghệ sĩ đang sớm có tiếng vang như những ngôi sao mai mới trên bầu trời nghệ thuật và được các thế hệ học sinh luôn luôn yêu quý…

Tiếng hát Tân Phương - 3

Nhưng thú thật, với tôi, ái một nhiều hơn với người nghệ sĩ này là tiếng hát của cô. Tôi đã nghe nhiều lần các CD của Tân Phương, như  Album nhạc Phật giáo đầu tay "Bến Chân Như" mà như nhận xét của PGS. TS Cù Lệ Duyên Phó trưởng khoa lý luận, sáng tác, chỉ huy - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam “đây là "giọng ca truyền cảm, thính giả dễ dàng cảm thụ được chất thanh cao thánh thiện của âm nhạc Phật giáo góp phần khơi dậy tâm hồn hướng thiện, hướng tới hạnh phúc và an lạc". Cũng như CD Bến quê, với nhiều ca khúc đậm đà màu sắc dân gian được xử lý bởi một giọng hát thính phòng điêu luyện và những rung động tâm hồn rất mạnh mẽ và đắm say…

Nhưng riêng với tôi, có lẽ những bài hát chị để lại những xúc động mạnh mẽ nhất với tôi là Người Hà Nội (có nhiều khán giả cho rằng Tân Phương là một trong những ca sĩ hát hay nhất bài hát kinh điển này), rồi ngọt ngào với “Mẹ Yêu con” (Nguyễn văn Tý) và đặc biệt “Xa khơi” của Nguyễn Tài Tuệ. Giọng chị đẹp, xử lý tinh tế, và đặc biệt cảm xúc rất mạnh mẽ, như có thêm sóng, thêm gió dào dạt trong bài ca. Và bởi thế, tôi nghĩ đến hai thế hệ ca sĩ cùng có họ đệm là Tân, đều nhà những nghệ sĩ xuất sắc, và đã hát rất tuyệt vời “Xa khơi” là Tân Nhân, Tân Nhàn và Tân Phương…    

Triệu Phong

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về