4 cách độc đáo để phạt trẻ, hiệu quả gấp 100 lần quát mắng
4 cách mắng con độc đáo và hiệu quả, hiệu quả gấp 100 lần la mắng 100 lần.
Khi trẻ cư xử không đúng mực, nhiều phụ huynh thường lớn tiếng: “Con không được làm vậy!”... những lời quát mắng khiến trẻ trở nên sợ hãi.
Có người nói rằng cách giáo dục tàn khốc nhất là khiến trẻ sợ hãi. Sợ có nghĩa là trẻ đã hình thành tâm lý phòng thủ, sẽ khó lắng nghe, hay chấp nhận tình yêu thương mà bố mẹ thể hiện. Dễ dẫn đến khoảng cách tâm lý ngày càng rộng, nhiều vấn đề bùng nổ ở tuổi thiếu niên.
Khi trẻ được khoảng 1 tuổi, bắt đầu hiểu được những điều bố mẹ nói. Lúc này, bố mẹ nên cân nhắc đến các phương pháp kỷ luật. Một chuyên gia tâm lý đề xuất cách bố mẹ mắng con hiệu quả, tuy nhiên nên thực hiện theo hướng tích cực.
Ngôn ngữ ngắn gọn và sử dụng cử chỉ khi cần thiết
Hệ thống ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển đầy đủ, và điều này có thể gây khó khăn trong việc giao tiếp. Khi bố mẹ bắt đầu nói, đôi khi dài dòng và sử dụng những câu phức tạp mà nhiều trẻ không thể hiểu được.
Thực tế là, trong những tình huống này, trẻ chỉ có thể nắm bắt một vài từ khóa, chẳng hạn như từ “không,” và cảm nhận được cảm xúc từ vẻ mặt tức giận của mẹ. Điều này khiến trẻ cảm thấy lúng túng và bối rối, vì không hoàn toàn hiểu lý do tại sao hành động của mình bị cấm.
Ngôn ngữ ngắn gọn và sử dụng cử chỉ khi cần thiết.
Cảm giác bị chỉ trích thật khó chịu, và nếu không được xử lý đúng cách, dễ dẫn đến sự tự ti và nhút nhát. Thay vì sử dụng những câu dài và phức tạp, bố mẹ hãy nói từ ngữ ngắn gọn ngắn nhất để giải thích rõ ràng “tại sao không được.” Đồng thời, việc thêm cử chỉ và biểu cảm cơ thể có thể làm tăng tính hiệu quả trong việc truyền đạt thông điệp.
Ví dụ, nếu trẻ 2 hoặc 3 tuổi đang cố đặt tay vào ổ điện, mẹ hét to: "Không! Có điện! Nguy hiểm!" Để nhấn mạnh ý nghĩa của từ “không,” hãy kết hợp với cả hai tay để chỉ vào ổ điện và thể hiện rõ ràng cử chỉ nghiêm nghị.
Hành động này giúp trẻ dễ hiểu hơn mà còn tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí. Lần sau khi mẹ thực hiện cử chỉ tương tự, trẻ sẽ bắt đầu nhận thức rằng hành động chạm vào ổ điện là điều không nên làm.
Đưa ra lý do rõ ràng
Trẻ em thường ngạc nhiên khi bị mắng, vì không biết tại sao. Điều này dẫn đến sự bối rối và cảm giác bất công.
Khi trẻ không hiểu lý do đằng sau sự chỉ trích, có thể trở nên nổi loạn và tiếp tục mắc sai lầm vào lần sau. Việc này làm tăng khoảng cách, khiến trẻ cảm thấy thiếu sự hỗ trợ và hướng dẫn trong quá trình phát triển.
Đôi khi, bố mẹ có thể trở nên xúc động, dẫn đến việc nhắc lại những điều cũ và không kiểm soát được cảm xúc. Nếu bố mẹ mắng trẻ vì nhiều lý do khác nhau, nhưng không chỉ ra điểm mấu chốt, trẻ sẽ cảm thấy choáng ngợp, không biết phải làm gì để cải thiện.
Trường hợp trẻ không nhận thức được những lỗi sai cụ thể, sẽ khó suy ngẫm và tìm cách sửa chữa.
Vì vậy, khi đặt ra giới hạn, hãy nhớ giải thích rõ ràng "tại sao không." Ví dụ, nếu trẻ muốn không nhảy từ trên cao xuống, có thể nói: "Nguy hiểm! Con sẽ bị thương" Việc cụ thể hóa lý do sẽ giúp trẻ hình dung được hậu quả của hành động, dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ.
Đưa ra lý do rõ ràng.
Hãy nhất quán
Khi trẻ phạm lỗi tương tự, nếu lần trước mẹ kiên quyết hạn chế nhưng lần này chọn cách nhắm mắt làm ngơ, trẻ sẽ rất bối rối.
Tuy nhiên, nếu mẹ nhất quán mọi lúc, các tế bào thần kinh trong não của trẻ sẽ thiết lập một mối liên hệ rõ ràng với quy tắc: Đây là điểm mấu chốt và hành vi này không được phép.
Lúc đầu, con đường thần kinh liên quan đến các quy tắc này rất mỏng, nhưng dần dần ngày càng dày hơn, và phát triển đến mức não có thể phản ứng ngay, dừng lại hành động muốn thực lập tức.
Ngoài ra, bố mẹ cần phải đoàn kết trước mặt, ví dụ như khi xem TV, nếu mẹ đồng ý cho con xem một tập nhưng bố cho rằng xem thêm vài tập nữa cũng không sao sẽ gây nhầm lẫn. Vì vậy, khi bố mẹ cùng quan điểm và các quy tắc nhất quán, não của trẻ sẽ thích ứng với các quy tắc nhanh hơn.
Thề hiện bằng tình yêu, không nhất thiết phải bằng vẻ mặt lạnh lùng
Những hạn chế cũng không phải là cứng nhắc và lạnh lùng. Hãy “la mắng” con bằng tình yêu thương, giúp trẻ tiếp thu tốt hơn những gì mẹ nói, nghiêm túc suy ngẫm và sửa chữa hành vi.
Việc quát mắng trẻ sẽ chỉ kích hoạt hệ thống phòng thủ và khiến não đóng tất cả các kênh tiếp nhận thông tin để huy động toàn bộ năng lượng để “trốn thoát”. Lúc này, ngoài việc nhìn thấy vẻ mặt tức giận của mẹ, dù có nghe gì trẻ cũng không hiểu.
Thề hiện bằng tình yêu, không nhất thiết phải bằng vẻ mặt lạnh lùng.
Vì vậy, khi mẹ muốn đặt ra giới hạn, hãy nói thấp hơn giọng nói bình thường. Nếu có thể, hãy cố gắng giữ tầm mắt ngang tầm với con và giao tiếp bằng mắt, điều này có thể rút ngắn khoảng cách trong việc truyền tải và tiếp nhận thông tin tốt hơn.
Thực tế những biện pháp này không dễ thực hiện, nhưng khi làm được thì hiệu quả sẽ quả cao, tác động tích cực đến trẻ.
Bình luận