Chồng bảo vợ ở nhà chăm con sẽ đưa 3 triệu/tháng, lời cô đáp khiến anh xấu hổ

Chỉ vì sĩ diện mà anh cố chấp với quyết định vô lý của mình, dẫn tới một kết cục ngoài tưởng tượng.

Chồng bảo vợ ở nhà chăm con sẽ đưa 3 triệu/tháng, lời cô đáp khiến anh xấu hổ - 1

Ảnh minh họa.

Khi một đứa trẻ chào đời, có rất nhiều áp lực bủa vây xung quanh cuộc sống của 2 vợ chồng trẻ, đặc biệt họ rất lo lắng không biết phải nhờ ai chăm sóc con cái sau 6 tháng. Một trong những cách phổ biến nhất mà nhiều cặp đôi lựa chọn là người vợ sẽ chấp nhận nghỉ việc ở nhà chăm con, khi con cứng cáp và có thể gửi trẻ họ mới đi làm trở lại. Tuy nhiên, quyết định này không phải lúc nào cũng được tán thành.

Cô Trần (Trung Quốc) không hiểu làm thế nào mà chồng mình lại có thể đưa ra gợi ý như vậy. Chồng cô nói sẽ đưa cho vợ 1000 tệ (3,4 triệu đồng) mỗi tháng để làm sinh hoạt phí cho cả nhà và vợ phải ở nhà chăm sóc con toàn thời gian. Cô cảm thấy suy nghĩ này của chồng không thể chấp nhận được.

Cô Trần vốn định đợi sau thời gian nghỉ thai sản sẽ đi làm trở lại, con cái sẽ nhờ mẹ chồng chăm vào ban ngày. Thế nhưng, khi cô đưa ra yêu cầu này, chồng cô không đồng ý và nói cô nên tập trung ở nhà chăm sóc con.

Vốn dĩ cô Trần muốn đi làm trở lại khi con cái còn nhỏ như vậy là vì muốn cuộc sống gia đình mình tốt hơn trong tương lai. Chồng cô sau khi biết ý định này của vợ liền nói: “Mẹ anh sức khỏe không tốt, em không thể để bà ấy chăm cháu được. Giờ lương anh tháng cũng 5000 tệ (17 triệu đồng), em ở nhà chăm con thì tháng anh đưa cho em 1000 tệ làm sinh hoạt phí. Anh nghĩ em ở nhà cũng không cần tiêu gì nên như thế là đủ rồi”.

Nghe chồng nói mà cô chạnh lòng, bởi lương của cô không hơn chồng nhưng anh luôn nói mình kiếm được nhiều tiền hơn vợ. Cô cũng không chấp nhặt chuyện cỏn con này.

Vì chuyện này mà cô rất thất vọng về chồng mình. Cô cảm thấy mình đã cố gắng rất nhiều vì gia đình nhưng không được tôn trọng.

Chồng cô là một người đàn ông có gia cảnh bình thường nhưng cô chưa bao giờ chê bai điều này. Trước khi cưới chồng sinh con, suy nghĩ của cô rất đơn giản, cô cho rằng, phụ nữ lấy được người đàn ông tốt với mình là đủ, không cần gì nhiều. Để có một cuộc sống tốt hơn, cô chỉ còn biết cách nỗ lực làm việc.

Điều khiến cô không ngờ nhất là trong mắt chồng, mình chỉ đang cướp đi ánh hào quang của anh ấy. Giờ đây việc chồng bảo đưa mỗi tháng 1000 tệ làm sinh hoạt phí giống như giọt nước làm tràn ly, cô thực sự thất vọng vô cùng. Có lẽ đối với anh 1000 tệ rất lớn, thời buổi hiện nay, tiền ăn 1 tháng cho 2 người thì 1000 tệ vẫn không đủ huống chi có thêm một đứa con nhỏ.

Cô từng nghĩ chồng mình là một người đàn ông rất tốt, bất kể cô đưa ra yêu cầu gì anh cũng đồng ý. Thế nhưng, có vẻ sau khi cưới và sinh con, mọi thứ đã thay đổi nhiều, cô thực sự không hiểu những gì chồng mình đang làm.

Vốn dĩ cô cho rằng 2 vợ chồng có thể thảo luận để giải quyết ổn thỏa chuyện này, cô không ngờ dù mình có nói gì thì chồng cũng không đồng ý cho đi làm trở lại. Chồng cô cứ khăng khăng 1000 tệ là đủ cho 3 người chi tiêu trong 1 tháng, không cần ra ngoài làm việc.

Thấy thái độ thờ ơ và tự tin quá đáng của chồng, cô đáp thẳng: “Lương của anh 5000 tệ một tháng, tiền thế chấp nhà 4000 tệ, còn 1000 tệ đưa tôi làm sinh hoạt phí. Anh không cần tiền chi tiêu cho mình sao? Anh nghĩ 1000 tệ của anh có đủ nuôi miệng ăn cả nhà này không? Nói thẳng ra là lương của anh thậm chí còn thua tôi. Anh ngăn cản tôi không được đi làm trở lại nhưng anh có bản lĩnh để gánh vác cái nhà này sao?”.

Sau khi nói ra những lời này, chồng cô cảm thấy có chút xấu hổ nhưng anh vẫn kiên quyết không thay đổi quyết định của mình. 

Vì không tìm được tiếng nói chung với chồng về vấn đề này nên cô cũng không nói nhiều với chồng nữa, yêu cầu chồng thu dọn đồ đạc dọn ra khỏi nhà. Dù sao cô cũng trả hết tiền thế chấp nhà, căn nhà này hiện không liên quan gì tới chồng cô nữa.

Sau nhiều đêm nghĩ thông suốt, cô cảm thấy chồng mình vì sĩ diện mà cố chấp với những quyết định vô lý như vậy nên cô không muốn tiếp tục chung sống với chồng nữa. Là một phụ nữ tự chủ về tài chính nhưng lại bị chồng hạ thấp như vậy, cô cảm thấy bị tổn thương rất nhiều. Cô không muốn cả cuộc đời mình chỉ quây quẩn xung quanh 4 bức tường ở nhà.

Phan Hằng - Sohu

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Tháng 3 giỗ Mẹ”: Tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

“Tháng 3 giỗ Mẹ”: Tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Người Việt có câu “Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ", trong đó tháng 3 âm lịch giỗ Mẹ là để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.