Thấy con gái hiếm muộn, mẹ ruột đã mang thai hộ và cái kết bất ngờ

Việc mang thai hộ trong trường hợp này khiến nhiều cư dân mạng thắc mắc, đứa trẻ sinh ra sẽ gọi ai là mẹ.

Không khó để nhận thấy rằng, nhờ công nghệ y học phát triển, việc mang thai, sinh con trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều. Ngoài thụ tinh nhân tạo, mang thai hộ cũng là bước đột phá giúp nhiều cặp vợ chồng có con cái. Tuy nhiên, trường hợp để mẹ vợ mang thai hộ giúp con gái dưới đây khiến cho nhiều người rất ngạc nhiên.

Thấy con gái hiếm muộn, mẹ ruột đã mang thai hộ và cái kết bất ngờ - 1

Jenkins và Jessica yêu nhau một khoảng thời gian dài trước khi tiến tới hôn nhân. Cuộc hôn nhân của họ mấy năm đầu rất hạnh phúc nhưng gần đây bị trục trặc vì vấn đề liên quan tới con cái. Jenkins là một người chồng luôn khao khát có con nhưng mãi vẫn chưa được làm bố.

Người vợ mắc bệnh về cổ tử cung nên rất khó để thụ thai. Tuy ngoài mặt người chồng tỏ ra bình thường nhưng trong lòng anh lại nhiều vướng vận.

Thấy con gái hiếm muộn, mẹ ruột đã mang thai hộ và cái kết bất ngờ - 2

Thấy cảnh gia đình con gái lục đục vì chuyện con cái, mẹ vợ đã chủ động đề xuất ý tưởng mình mang thai hộ. Cô con gái phản đối kịch liệt, chủ yếu là do cô lo lắng cho sức khỏe của mẹ mình, có thể gặp rủi ro vì tuổi cao.

Dưới sự thuyết phục của người mẹ, 2 vợ chồng cuối cùng cũng đồng ý. Dù sao con cái cũng là sợi dây gắn kết gia đình lại với nhau. Một gia đình có con cái mới gọi là viên mãn.

Sau một thời gian uống thuốc để chuẩn bị mang thai, người mẹ tiến hành thụ tinh nhân tạo với trứng của con gái và tinh trùng của con rể. 9 tháng 10 ngày trôi qua, bà đã hạ sinh thành công một bé trai.

Thấy con gái hiếm muộn, mẹ ruột đã mang thai hộ và cái kết bất ngờ - 3

Sự chào đời của đứa trẻ khiến cả gia đình rất hạnh phúc. Cả nhà thay phiên nhau chăm sóc cậu bé, hiện tại cậu đã hơn 3 tuổi, lớn lên khỏe mạnh.

Xoay quanh câu chuyện này, nhiều cư dân mạng để lại những ý kiến trái chiều. Họ cho rằng, dù là mang thai hộ đi chăng nữa, cậu bé được sinh ra từ bà của mình, rốt cuộc nên gọi ai là mẹ. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, xã hội phương Tây cởi mở, việc mang thai hộ là điều rất bình thường, cậu bé vẫn mang dòng máu và gen của cha mẹ mình.

Dù nói như thế nào đi chăng nữa, mọi người cũng đều mong cậu bé có thể lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc, bởi cậu chính là niềm hy vọng của cả gia đình.

Phan Hằng - Sohu

Tin liên quan

Tin mới nhất

Công diễn vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy”

Công diễn vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy”

Chiều ngày 25/3 tới đây, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy". Buổi công chiếu này nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023) và Tháng Thanh niên năm 2023.

“Em đi làm tín dụng” và “Agribank – điểm tựa đến mùa xuân

“Em đi làm tín dụng” và “Agribank – điểm tựa đến mùa xuân"

Bài hát “Em đi làm tín dụng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ra mắt công chúng năm 1971, đến nay tròn 52 năm, được kể như bài hát đầu tiên của ngành ngân hàng, là bài hát “Ngân hàng ca”. Những người yêu âm nhạc xếp bài hát nằm tốp đầu những bài viết hay nhất về ngành ngân hàng, về người làm công tác ngân hàng của chúng ta...