Tìm kiếm giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của các đô thị lịch sử trong bối cảnh mới

Ngày 18/8, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội thảo quốc tế của Cộng đồng quy hoạch Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với chủ đề "Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của các đô thị lịch sử trong bối cảnh mới".

Hội thảo có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn và hơn 200 đại biểu đến từ các Hội Quy hoạch khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tham dự.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho rằng, hệ thống đô thị Việt Nam đã được hình thành lâu đời, trong đó nhiều đô thị có quá trình hình thành từ trước thế kỷ XIX.

Tìm kiếm giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của các đô thị lịch sử trong bối cảnh mới - 1

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng)

Sau 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Đến cuối năm 2022, đã có 888 đô thị các loại, tỷ lệ đô thị hoá đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 42% vào năm 2022. Đô thị hóa và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng ở mức cao, đóng góp khoảng trên 70% GDP cả nước.

Tuy nhiên, đô thị hóa ngoài những mặt tích cực cũng có những tác động xấu đến giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển, kiến trúc, quy hoạch, đang là thử thách to lớn với mỗi quốc gia. Vì vậy, Hội thảo quốc tế của các Hội Quy hoạch châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 sẽ là cơ hội nhằm tìm kiếm các giải pháp để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các đô thị lịch sử trong bối cảnh mới.

Tìm kiếm giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của các đô thị lịch sử trong bối cảnh mới - 2

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng)

Hội thảo đã nhận được 160 bài tham luận của đến từ các hội quy hoạch của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Tại hội thảo các nhà khoa học, chuyên gia của hội quy hoạch nói trên trình bày các kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị; bảo tồn di sản trong tái phát triển và quản lý đô thị; đô thị di sản và quy hoạch thông minh; đô thị di sản và cộng đồng; di sản và du lịch; quy hoạch bảo tồn và đào tạo...

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam cho biết, không gian đô thị ngày càng được mở rộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao. Đô thị hóa và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam, trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến các yếu tố lịch sử, văn hóa, di sản… để đảm bảo hệ giá trị này được gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị trong quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, những biến đổi trong quá trình đô thị hóa, toàn cầu hóa, số hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư luôn có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng được thiết lập giữa con người và môi trường sống.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam cho biết, những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Đô thị Đà Nẵng đã phát triển không ngừng trong những năm qua, dường như là một cuộc “lột xác” vĩ đại để có một cấu trúc đô thị, chất lượng không gian sống xứng tầm với vai trò, vị thế, sự hấp dẫn của một đô thị đáng sống như ngày nay.

Ông Lê Quang Nam chia sẻ: “Chúng tôi hiểu rằng quá trình đô thị hóa ngoài những yếu tố tích cực mang lại còn có nguy cơ tác động xấu tới những giá trị di sản kiến trúc đô thị, văn hóa, truyền thống... Thông qua hội thảo này, không chỉ riêng các đô thị Việt Nam, mà ngay cả thành phố Đà Nẵng cũng sẽ học hỏi được nhiều các kinh nghiệm quốc tế về phát triển một thành phố vừa hiện đại vừa giàu tính truyền thống, có bản sắc để phát triển trường tồn trong bối cảnh hiện nay”.

Tại Hội thảo, Giáo sư Chan Ho Kim, Chủ tịch Hội Quy hoạch Hàn Quốc cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, thực tiễn về phát triển hợp tác quốc tế về đô thị và việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa giữa các nước trong tương lai.

Hội thảo là dịp để các chuyên gia quốc tế, các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, sinh viên trong nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác quy hoạch phát triển đô thị, bảo tồn phát huy giá trị các đô thị lịch sử đến từ các Hội Quy hoạch Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau tiến tới sự đồng thuận các giải pháp trong công tác quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các đô thị lịch sử, truyền thống trong bối cảnh mới.

Nguyễn Hoàng Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đôi dòng hồi ức của những người lính Điện Biên

Đôi dòng hồi ức của những người lính Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử 70 năm, nhưng những sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ấy vẫn còn vang vọng mãi với non sông đất nước, là niềm tự hào của con dân nước Việt. Đọc lại những trang hồi ký của các cựu chiến binh, chúng ta càng thêm xúc động trước những câu chuyện thú vị của một thời oanh liệt. Và theo năm tháng những con người nhân ch