Tại sao thương hiệu gia dụng nổi tiếng thế giới Tupperware bất ngờ đệ đơn xin phá sản?

Tupperware, thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm nhựa đựng thực phẩm, vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau nhiều năm gặp khó khăn tài chính và cạnh tranh từ các đối thủ sản xuất đồ đựng giá rẻ và thân thiện với môi trường. Đây là dấu mốc cho sự thay đổi lớn của một thương hiệu đã từng rất được ưa chuộng từ những năm 1950.

Tupperware Brands đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào thứ Ba. Điều này diễn ra sau khi công ty gặp phải những tổn thất lớn do nhu cầu về các sản phẩm đựng thực phẩm của họ giảm sút.

Tupperware đã từng rất phổ biến trong thập kỷ 1950, khi những bữa tiệc bán hàng "Tupperware" tại gia đình trở thành một phong trào xã hội giúp phụ nữ thời hậu chiến có cơ hội tìm kiếm sự độc lập tài chính. Tuy nhiên, theo thời gian, Tupperware mất dần lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh cung cấp các sản phẩm giá rẻ hơn và thân thiện hơn với môi trường.

Trong nhiều năm gần đây, Tupperware đã phải đối mặt với những thách thức lớn về tài chính. Họ liên tục báo cáo nhiều quý thua lỗ và chi phí lao động, vận chuyển cũng như nguyên liệu thô như nhựa tăng cao sau đại dịch đã làm gia tăng áp lực lên công ty.

Tại sao thương hiệu gia dụng nổi tiếng thế giới Tupperware bất ngờ đệ đơn xin phá sản? - 1

Tupperware nộp đơn xin phá sản

Giám đốc điều hành Laurie Goldman cho biết, tình hình tài chính của công ty đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn trong vài năm qua. Tháng trước, Tupperware đã cảnh báo về nguy cơ phá sản do những hạn chế về thanh khoản và không chắc chắn liệu họ có thể tiếp tục hoạt động.

Dù đệ đơn phá sản, Tupperware vẫn có kế hoạch tiếp tục bán sản phẩm và thực hiện quy trình bán doanh nghiệp. Họ đang tìm kiếm sự chấp thuận từ tòa án để thực hiện những bước đi này. Trong năm 2023, công ty đã hoàn tất thỏa thuận với các chủ nợ để tái cấu trúc các khoản nợ và thuê ngân hàng đầu tư Moelis & Co để tìm kiếm các phương án chiến lược khác nhau.

Tupperware đã cố gắng thay đổi chiến lược kinh doanh trong nhiều năm, nhưng doanh thu vẫn tiếp tục giảm. Cộng với sự cạnh tranh từ các đối thủ và xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, việc khôi phục lại thương hiệu đã trở nên ngày càng khó khăn.

Theo các tài liệu phá sản được đệ trình lên Tòa án Phá sản Hoa Kỳ tại quận Delaware, Tupperware liệt kê tài sản ước tính từ 500 triệu đến 1 tỷ USD và nợ phải trả từ 1 tỷ đến 10 tỷ USD. Số lượng chủ nợ mà công ty này phải đối mặt là từ 50.001 đến 100.000.

Tupperware đã trải qua nhiều biến động trên thị trường chứng khoán trong năm ngoái, đặc biệt là khi cổ phiếu của họ trở thành mục tiêu của phong trào “meme stocks”. Đây là hiện tượng khi các nhà đầu tư bán lẻ trên mạng xã hội tập trung đặt cược vào những công ty đang gặp khó khăn tài chính hoặc có tỷ lệ nợ cao.

Kì Lân (Theo Dailysabah)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ thăm Đền Hùng 19/9/1954 - 19/9/2024: Từ Đền Hùng còn vang vọng mãi lời Bác dạy

Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ thăm Đền Hùng 19/9/1954 - 19/9/2024: Từ Đền Hùng còn vang vọng mãi lời Bác dạy

Phú Thọ, đất Tổ Hùng Vương, miền đất lịch sử văn hóa, nơi cội nguồn dân tộc Việt Nam. Sinh thời, trên cương vị Chủ tịch nước, dù bận trăm ngàn công việc nhưng Bác Hồ luôn dành cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói chung, Khu di tích Đền Hùng nói riêng những tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Trong 9 lần về Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần tới thăm Đền Hùng. Lần nào c