Mỹ sắp tung đòn trừng phạt Nga, thị trường dầu toàn cầu "nín thở" chờ biến động lớn

Giá dầu thế giới khởi đầu tuần mới bằng đà tăng, khi thị trường lo ngại làn sóng trừng phạt mới từ Mỹ nhằm vào Nga có thể làm thắt chặt nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng âm thầm từ Saudi Arabia và căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục là yếu tố kìm hãm đà tăng.

Sáng thứ Hai, giá dầu Brent tăng 15 cent lên 70,51 USD/thùng, tiếp nối mức tăng 2,51% trong ngày thứ Sáu. Dầu WTI của Mỹ cũng nhích thêm 14 cent lên 68,59 USD/thùng sau khi tăng 2,82% trước đó.

Động lực chính đến từ căng thẳng địa chính trị leo thang khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ gửi hệ thống phòng thủ Patriot cho Ukraine và có thể đưa ra tuyên bố lớn về Nga. Tình hình càng nóng lên khi Quốc hội Mỹ đang thúc đẩy một dự luật trừng phạt lưỡng đảng nhằm buộc Nga quay lại bàn đàm phán.

Nếu được Nhà Trắng bật đèn xanh, các biện pháp trừng phạt này có thể làm gián đoạn đáng kể dòng xuất khẩu năng lượng từ Nga – nguồn cung lớn của thị trường toàn cầu.

Ở châu Âu, các nhà ngoại giao EU cũng đang tiến gần tới gói trừng phạt lần thứ 18, trong đó có thể hạ giá trần xuất khẩu dầu Nga, theo Reuters.

Mỹ sắp tung đòn trừng phạt Nga, thị trường dầu toàn cầu "nín thở" chờ biến động lớn - 1

Sản lượng từ các nước OPEC+ có đang vượt cam kết?

Dù thị trường được hỗ trợ bởi đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng cung cầu dầu toàn cầu đang thắt chặt nhờ nhu cầu mùa hè, nhưng giới phân tích lại cảnh báo khả năng dư cung.

Theo ANZ, dữ liệu cho thấy Saudi Arabia – quốc gia dẫn dắt OPEC+ – đã sản xuất tới 9,8 triệu thùng/ngày trong tháng 6, cao hơn 430.000 thùng so với hạn ngạch được ấn định.

Đáp lại, Bộ Năng lượng Saudi Arabia khẳng định vẫn tuân thủ cam kết, với lượng dầu xuất ra thị trường trong tháng 6 chỉ ở mức 9,352 triệu thùng/ngày – đúng theo mục tiêu đề ra.

Sự thiếu nhất quán giữa số liệu và tuyên bố từ các bên khiến giới đầu tư lo ngại rằng OPEC+ có thể không kiểm soát chặt nguồn cung như cam kết.

Trung Quốc đang mua thêm dầu để làm gì?

Dữ liệu mới nhất từ hải quan Trung Quốc cho thấy nước này đã nhập khẩu 49,89 triệu tấn dầu trong tháng 6, tương đương 12,14 triệu thùng/ngày – mức cao nhất kể từ tháng 8/2023 và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, giới phân tích tại JPMorgan cảnh báo phần lớn lượng dầu nhập này đang được tích trữ, thay vì phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Với kho dự trữ thương mại của Trung Quốc hiện đạt tới 95% mức kỷ lục từng thấy trong đợt tích trữ năm 2020, khả năng số dầu này sẽ quay trở lại thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Nếu đúng, điều này sẽ tạo thêm áp lực giảm giá khi lượng dầu dự trữ bị xả ra thị trường, nhất là tại các trung tâm ảnh hưởng đến giá tham chiếu toàn cầu.

Những yếu tố nào khác đang tác động đến giá dầu?

Ngoài câu chuyện Nga và OPEC+, thị trường dầu còn đang chịu ảnh hưởng từ đàm phán thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn. Kết quả của các cuộc thương lượng này có thể tác động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu – yếu tố then chốt quyết định nhu cầu dầu mỏ.

Thêm vào đó, căng thẳng thương mại kéo dài, đặc biệt giữa Mỹ - Trung Quốc, cũng đang phủ bóng lên triển vọng tiêu thụ năng lượng nói chung.

Các nhà đầu tư hiện đang giữ tâm thế chờ đợi, theo dõi sát các tuyên bố chính sách từ Nhà Trắng và diễn biến của các gói trừng phạt sắp tới, để xác định hướng đi tiếp theo của giá dầu trong ngắn hạn.

Kì Lân (Theo Forbes)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tôi yêu văn học Ba Lan

Tôi yêu văn học Ba Lan

Tôi yêu văn học Ba Lan đã từ lâu, trong những năm học đại học tại Ba Lan tôi đã tôn sùng các nhà văn nhà thơ lỗi lạc Ba Lan, như Henryk Sienkiwicz, Adam Mickiewicz, Wladyslaw Reymont, Boleslaw Prus, Helena Mniszek… Sau khi trở về nước, tình yêu nói trên đã khiến tôi theo đuổi con đường dịch sách văn học Ba Lan sang tiếng Việt. Tôi hành động như vậy với ý thức rằng, niềm đam mê và nhiệt huyết của mì

“Mạch nguồn sông Côn” - Thành công mới của nhà văn Hồ Ngọc Quang khi đến với thể loại tiểu thuyết lịch sử

“Mạch nguồn sông Côn” - Thành công mới của nhà văn Hồ Ngọc Quang khi đến với thể loại tiểu thuyết lịch sử

Hiện nay, sách báo chính thống nói về nhà Tây Sơn, Nguyễn Huệ - Quang Trung khá nhiều, tuy nhiên có lẽ chưa có cuốn sách nào viết về mối quan hệ giữa họ Hồ ở Nghệ An với anh em nhà Tây Sơn ở Bình Định. Mặc dầu lịch sử Việt Nam đã thừa nhận nguồn gốc của họ Hồ Tây Sơn chính là họ Hồ ở xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) và ở Thái Lão huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) di dân đến. Bằng chứng đ