Nỗ lực bàn giao mặt bằng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1 (gọi tắt là dự án) khi đưa vào hoạt động dự kiến sẽ giải quyết thoát ngập cho hơn 6,5 triệu dân thành phố.

Trước diễn biến ngập do mưa và triều cường theo hướng ngày càng phức tạp, người dân thành phố đang trông chờ vào dự án này. Trong khi đó, hiện vẫn còn một số diện tích tại huyện Nhà Bè chưa bàn giao được cho chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị cho biết, dự án được khởi công từ tháng 6-2016, dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Do quy mô và ý nghĩa đặc biệt của dự án, suốt thời gian qua UBND TPHCM thường xuyên chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Từ sự quyết liệt này, đến nay các quận 4, 7, 8, huyện Bình Chánh đã hoàn tất công tác bàn giao mặt bằng. Riêng huyện Nhà Bè vẫn chưa bàn giao một số diện tích khu vực cống Mương Chuối và đoạn đê bao ven sông Sài Gòn, từ Vàm Thuật đến sông Kinh.

Tại khu vực cống Mương Chuối (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè) ngày 19-8, dù trời nắng gắt nhưng công nhân vẫn tích cực thi công. Đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH Trung Nam BT1547 cho biết, trước đây dự án gặp khó khăn chính về vốn và mặt bằng. Đến cuối tháng 4-2020, khó khăn về vốn đã được tháo gỡ. Hiện nay, công ty đang chờ có đủ mặt bằng để đẩy nhanh thi công và trong khoảng 3 tháng sẽ hoàn thành lắp đặt cửa xả, sau đó vận hành thử nghiệm rồi bàn giao cho thành phố.

Nỗ lực bàn giao mặt bằng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng - 1

Khu vực cống Mương Chuối đang thi công, thuộc xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TPHCM. Ảnh: KHÁNH TƯỜNG

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, mà gần nhất là buổi tiếp xúc diễn ra tối 4-8, nhiều cử tri quận 1 đặt câu hỏi về tiến độ dự án này. Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM, đại biểu HĐND TP, thông tin: Hiện dự án đã đạt khoảng 80% khối lượng công việc, chỉ còn vướng một số hộ dân tại Nhà Bè chưa bàn giao mặt bằng. Dự kiến tháng 10-2020 sẽ xong phần xây dựng, lắp cửa van, tháng 12 có thể vận hành thử và nghiệm thu đưa vào sử dụng năm 2021.

Sự sốt ruột về tiến độ dự án nói trên còn thể hiện qua động thái lãnh đạo thành phố đã đưa nội dung này trở thành 1 trong 10 nội dung thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp. Cụ thể, các cấp ngành, địa phương phải thi đua thúc đẩy, hỗ trợ để dự án hoàn thành đúng thời hạn tháng 12-2020.

Tại buổi sơ kết phong trào thi đua 200 ngày diễn ra ngày 13-8, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, yêu cầu huyện Nhà Bè quyết liệt thực hiện để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đồng chí yêu cầu huyện Nhà Bè cần xem việc này là nhiệm vụ ưu tiên số 1, không để chậm trễ mà làm ảnh hưởng, chậm tiến độ của cả thành phố.

Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, khẳng định: Huyện đang tập trung cao độ đẩy nhanh tiến độ bồi thường thực hiện dự án. Với hạng mục cống Mương Chuối, hiện còn 16/62 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng, chủ yếu đề nghị được tái định cư tại xã Phú Xuân, hoặc không đồng ý bù chênh lệch đơn giá tái định cư. Song, việc này phải chờ hoàn chỉnh bổ sung các chính sách của UBND TPHCM. Trong khi đó, tại dự án đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh, có 78 trường hợp bị ảnh hưởng, trong đó còn 2 hộ huyện đang tiếp tục vận động.

Để đạt được mục tiêu bàn giao mặt bằng đúng hạn, UBND huyện Nhà Bè vừa tiếp tục kiến nghị UBND TPHCM xem xét giải quyết một số nội dung ngay trong tháng 8 này. Cụ thể là phê duyệt đơn giá bán nền tái định cư mà UBND huyện đã đề xuất, duyệt bổ sung đơn giá hỗ trợ cấu trúc theo đề xuất của Sở TN-MT và phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ghi nhận của chúng tôi, tại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè, danh sách từng hộ dân với các yêu cầu riêng biệt được lập ra rất cụ thể. Huyện Nhà Bè cũng lập một tổ công tác do Bí thư Huyện ủy làm tổ trưởng, chỉ đạo trực tiếp công tác này với nỗ lực bàn giao mặt bằng cho dự án chống ngập của thành phố theo đúng tiến độ đã đề ra.

Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Hoàng Tùng cho hay, dù có quyết định cưỡng chế, huyện vẫn tiếp tục vận động, thuyết phục các hộ dân bàn giao mặt bằng. Nếu kết quả vẫn không đạt thì huyện mới tổ chức cưỡng chế, với thời gian dự kiến thành 2 đợt là 30-10 (với khu vực cống Mương Chuối) và 30-11 (với khu vực đê bao từ sông Vàm Thuật đến sông Kinh).

Theo SGGP

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Tháng 7/2025, Cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” - sân chơi sáng tạo dành cho các em học sinh từ 6 đến 16 tuổi trên toàn quốc đang bước vào giai đoạn cao trào khi hàng ngàn bài dự thi đầy tâm huyết, độc đáo đã được gửi về từ khắp mọi miền đất nước. Không khí chuẩn bị cho lễ trao giải quý đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm lớn từ phụ huynh, thầy cô và đông đảo các

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất-nhiệm kỳ 2025-2030, thực hiện công văn số 59-CV/ĐULH ngày 15/7/2025 của Đảng uỷ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam về việc giao nhiệm vụ tổ chức cuộc thi. Thời báo Văn học nghệ thuật, Quỹ hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam, phối hợp với Chi bộ Hội Mỹ thuật V