"Cây đại thụ" của sân khấu chèo qua đời

"Ông trùm chèo" – NSND Trần Bảng đã qua đời sáng 19/7, hưởng thọ 97 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm thương tiếc sâu sắc trong lòng nhiều nghệ sĩ và khán giả cả nước.

Đạo diễn Trần Lực cho biết bố anh qua đời lúc 6h, sau thời gian nằm viện. Cuối tháng 6, ông bị ngã, phải phẫu thuật thay khớp, sau đó sốt nhiều ngày vì viêm phổi. Những năm gần đây, sức khỏe ông yếu nhưng tinh thần minh mẫn, ở tuổi ngoài 90, ông vẫn cập nhật tin tức qua mạng xã hội, sử dụng thành thạo Ipad.

"Cây đại thụ" của sân khấu chèo qua đời - 1

NSND Trần Bảng

Nghệ sĩ Trần Bảng được mệnh danh là "trùm chèo" bởi ông thuộc thế hệ đầu tiên khôi phục nghệ thuật chèo dần mai một trước phong trào Âu hóa những năm 1950. Ngoài ra, ông vừa là đạo diễn, nhà soạn giả, vừa là nhà nghiên cứu, lý luận chèo. NSND Trần Bảng thuộc thế hệ đầu tiên khôi phục nghệ thuật chèo trước nguy cơ mai một những năm 1950.

Hơn 60 năm gắn bó, ông đã đóng góp đáng kể trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo cổ, đưa chèo cổ sống lại trên sân khấu chèo hiện đại. NSND Trần Bảng sáng tác hơn 10 vở chèo nổi tiếng như Con trâu hai nhà (1956), Đường đi đôi ngả (1959), Cô gái và anh đô vật (1976), Tình rừng (1972), Câu chuyện tình những năm 80 (1981), Máu chúng ta đã chảy (1996),...

"Cây đại thụ" của sân khấu chèo qua đời - 2

Nghệ sĩ Trần Bảng được mệnh danh là "ông trùm chèo".

Ông dành nhiều tình cảm, tâm huyết cho vở chèo kinh điển Quan Âm Thị Kính, được ông phục dựng ba lần vào các năm 1957, 1968 và 1985. Sau mỗi lần, NSND Trần Bảng nhận ra Thị Kính không phải là phụ nữ mềm yếu, thụ động cam chịu những oan trái, khổ nạn hay hình tượng dầm dề nước mắt. Thị Kính cho thấy dù oan khiên, bất hạnh cũng không mất lòng trắc ẩn, sự vị tha của con người.

Ngoài sáng tác, ở cả hai phương diện phục dựng trò diễn cổ và sáng tạo trò diễn mới Trần Bảng đã đạo diễn thành công hơn 30 vở diễn, trong đó nhiều vở được coi là các mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của sân khấu chèo cách mạng ở cả hai phương diện phục dựng trò diễn cổ và sáng tạo trò diễn mới.

NSND Trần Bảng sinh năm 1926, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. 20 tuổi, ông đã đọc được sách Hán Nôm, thông thạo tiếng Pháp và biết tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga.

Ông là con trai nhà văn Trần Tiêu và là cháu gọi nhà văn Khái Hưng là bác ruột. Ngay từ nhỏ ông đã say mê văn chương, kịch nghệ nước ngoài. Em trai ông, đạo diễn - NSND Trần Đắc nổi danh trong lĩnh vực điện ảnh với bộ phim "Bài ca ra trận", "Sao tháng 8"… Con trai ông là diễn viên, đạo diễn Trần Lực cũng nổi tiếng không kém. Con gái ông là họa sĩ thiết kế Trần Thị Mây.

"Cây đại thụ" của sân khấu chèo qua đời - 3

NSND Trần Bảng cùng con trai ông NSƯT Trần Lực, con gái ông họa sĩ thiết kế Trần Thị Mây.

NSND Trần Bảng từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Trung ương, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Sân khấu Bộ Văn hóa - Thông tin, Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa 1 (1957).

Với những đóng góp to lớn của mình, ông được nhận học hàm Giáo sư và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1993). Năm 2001, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt II và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật đợt 5 (2017).

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thế giới thơ của Thúy Nga

Thế giới thơ của Thúy Nga

Thế giới thơ Thúy Nga gợi lên cho ta một cảm giác khá lạ. Nhà thơ tự khẳng định: “Em viết bài thơ không dành cho đám đông” (bài Năng lượng, tập Túy nguyệt). Khi đã tự giải phóng mình ra khỏi các quan niệm “khuôn thước” cũ, Thúy Nga đã thỏa sức thả cho mình về với bản thể, với cái “Tôi” được cởi mở và được phóng túng thể hiện bản thân: “Bây giờ ta ngủ với mây/ Thả l