Đi tìm nguồn gốc nhà tù cùng Foucault - nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ 20

Giám sát và Trừng phạt: Nguồn gốc nhà tù của Michel Foucault, xuất bản năm 1975, chắc chắn là một trong những đóng góp quan trọng nhất, cả trên phương diện lịch sử, xã hội học và triết học, cho vấn đề nhà tù. 

Đi tìm nguồn gốc nhà tù cùng Foucault - nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ 20 - 1

Cuốn sách nhanh chóng trở thành một tài liệu kinh điển để tham khảo và nó vẫn còn được trích dẫn rộng rãi cho đến tận hôm nay. Trong gần nửa thế kỷ kể từ khi cuốn sách xuất hiện, vô số các bài bình luận, chú giải, đánh giá, các số báo đặc biệt đã cố gắng khám phá các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của nó.

Tuy nhiên để đọc hiểu cuốn sách này và nắm bắt trọn vẹn các tư tưởng lớn của tác giả là một công việc khó khăn bởi Foucault triển khai một lối viết theo kiểu “phả hệ” khiến những kết luận chính ẩn sâu dưới những sự kiện lịch sử được ông trình bày một cách chi tiết ở đây. 

May mắn cho chúng ta là có một tài liệu khác cho phép trực tiếp tiếp cận với những phân tích lý thuyết của Foucault về vấn đề này, những suy ngẫm cho đến nay vẫn còn ít được biết đến nhưng lại mang ý nghĩa quyết định giúp cho Foucault hoàn thành cuốn sách Giám sát và Trừng phạt vào năm 1975.

Đi tìm nguồn gốc nhà tù cùng Foucault - nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ 20 - 2

Nó được Foucault trình bày trong một chuỗi bài giảng ở Collège de France từ 3/1-28/3 năm 1973 dưới tiêu đề “Xã hội Trừng Phạt” (La Société punitive). Trong Giám sát và Trừng phạt: Nguồn gốc nhà tù, một số nghiên cứu được công bố năm 1973 sẽ được sắp xếp, tái cấu trúc lại, được tô đậm hơn và làm phong phú hơn, và một số quan điểm khác thì lại bị gác lại. Dựa trên cả hai tài liệu: các bài giảng năm 1973 và cuốn Giám sát và Trừng phạt: Nguồn gốc nhà tù (1975), chúng ta sẽ phác họa ở đây những luận điểm nổi bật nhất trong các nghiên cứu của Foucault về nhà tù.

Giám sát và Trừng phạt: Nguồn gốc nhà tù : Nguồn gốc nhà tù được xem là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Michel Foucault, nhà sử học, nhà tâm lý học, nhà triết học và nhà lý luận xã hội người Pháp. Ông là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ 20.

Dịch giả, người hiệu đính cuốn sách Hoàng Hưng, dịch giả của nhiều cuốn sách tiếng Anh và tiếng Pháp về văn học, tâm lý học; nhận nhiều học bổng lưu trú dịch thuật và tài trợ xuất bản sách dịch của Pháp, Mỹ; được tặng thưởng về dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam (Thơ Apollinaire) và Giải Sách hay (Sự ra đời trí khôn của trẻ em, J. Piaget); chủ trương Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm của NXB Tri Thức.

Nhân dịp ra mắt bản dịch tiếng Việt của tác phẩm Giám sát và Trừng phạt: Nguồn gốc nhà tù của tác giả Michel Foucault, dịch giả Trần Thị Châu Hoàn, Nguyễn Ngọc Tuấn, hiệu đính Hoàng Hưng, thuộc Tủ sách Tinh hoa – NXB Tri Thức. Viện Pháp tại Hà Nội và NXB Tri Thức tổ chức tọa đàm với sự tham gia của các diễn giả: Ông Philippe Artières, nguyên Chủ tịch Trung tâm Michel Foucault, dịch giả Dương Thắng, cô giáo Lê Xuân Thu cùng các dịch giả Trần Thị Châu Hoàn và Nguyễn Ngọc Tuấn. Chương trình diễn ra: Thứ Sáu ngày 10/6/2022 lúc 18h00 tại Thư viện Viện Pháp, 15 Thiền Quang, Hà Nội.

PV

Tin liên quan

Tin mới nhất

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Gần dân, chăm dân – dân quý, dân thờ là yếu tố tạo nên giá trị đặc sắc của di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Trong tâm thức dân gian, sự chăm lo và gắn bó gần gũi với số phận sinh tồn, làm ăn và phát triển của cộng đồng dân chúng từ các thế hệ vua Hùng cùng các bậc tiền nhân thuở xa xưa luôn luôn là “một sự thực lịch sử”, cần được ghi nhớ và tri ân.