Xây dựng văn hóa quản lý trên lĩnh vực văn học nghệ thuật

Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử bằng lao động trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,... những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Người đã từng nói: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử bằng lao động trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,... những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Người đã từng nói: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Xây dựng văn hóa quản lý trên lĩnh vực văn học nghệ thuật - 1

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa, năm 2021.

Trong quá trình phát triển, Đảng ta đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng về văn hóa. Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII ra đời năm 1998 Đảng ta đã đề ra hướng chiến lược, để giải quyết những vấn đề cấp bách đang diễn ra trong thời kỳ Đổi mới và giải quyết những vấn đề lâu dài cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nước nhà trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2008, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Bộ Chính trị lại ban hành Nghị quyết 23-NQ/TW về việc “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Nghị quyết ra đời đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật, với quan điểm chỉ đạo “ Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng Chân - Thiện - Mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và phát triển toàn diện của con người Việt Nam”.

Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, Ban Bí thư đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo để xây dựng các đề án nhằm thể chế hóa quan điểm đường lối định hướng của Đảng về văn học nghệ thuật bao gồm: Đề án 1: "Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với các hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ, chế độ tài trợ đặt hàng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học, nghệ thuật". Đề án 2: "Xây dựng chính sách thẩm định, quảng bá, thuế ưu đãi... đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật trong nước, văn hóa phẩm của Việt Nam đưa ra nước ngoài và giới thiệu tinh hoa văn học, nghệ thuật của thế giới vào Việt Nam; chính sách sưu tầm chỉnh lý, bảo tồn, phát huy, quảng bá di sản văn học, nghệ thuật dân tộc và phát triển văn học, nghệ thuật quần chúng". Đề án 3: "Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020". Đề án 4: "Trên cơ sở quy hoạch và rà soát lại các công trình hiện có, xây dựng kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm) từ năm 2010 - 2020". Đề án 5: "Xây dựng nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ".

Trên cơ sở những đề án nêu trên, Chính phủ đã có Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/ 2013 về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch nâng cấp xây mới các công trình văn hóa (rạp hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn hóa nghệ thuật từ 2012-2020; ra Quyết định số 45/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2020; ra Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 Phê duyệt Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020; ra Nghị quyết 79 ngày 05/10/2022 Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.

Năm 2014, với Nghị quyết số 33-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”, mục tiêu của Nghị quyết ra đời nhằm “Góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 Ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 33 Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra bao gồm: 1. Chương trình nhiệm vụ thường xuyên (có 9 đầu việc); 2. Đề án quy hoạch đã phê duyệt và tiếp tục triển khai (31 đầu việc); 3. Đề án tiếp tục xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng | Chính phủ xem xét ban hành và triển khai (có 8 đầu việc).

Năm 2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương | Đảng khóa XII đã ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thực hiện Nghị quyết trung ương VI, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 về chương trình hành động của Chính phủ và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2019 Phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2021, định hướng đến năm 2030.

Năm 2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư đã nêu: “Nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới gần đây, chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hóa vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc...”.

Ngoài những nhận định về những thành tựu của sự phát triển văn hóa trong thời gian qua, trong bài phát biểu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu ra những mặt hạn chế yếu kém: “Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ, tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước.... Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao... Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Đặc biệt là trong công tác lãnh đạo, quản lý, chúng ta chưa nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về đường lối văn hóa của Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối văn hóa của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả. Công tác tổ chức và công tác cán bộ trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập. Trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa chưa cao”.

Thời gian qua, Đảng ta đã ra nhiều nghị quyết để xây dựng văn hóa con người Việt Nam phát triển trong thời kỳ đổi mới. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chương trình hành động để thực hiện nghị quyết. Nhưng trên thực tế, Nghị quyết của Đảng và chương trình hành động của Chính phủ có đi vào đời sống hay không, đó là việc các cơ quan chức năng cần phải có những lộ trình, những biện pháp để kiểm tra, đôn đốc, có kế hoạch sơ kết, tổng kết để khắc phục những hạn chế yếu kém mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu trong bài phát biểu.

Trong Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới cũng đã nêu: “Năng lực lãnh đạo quản lý của các cấp ủy Đảng cơ quan quản lý Nhà nước bộc lộ nhiều bất cập hạn chế nội dung và phương thức lãnh đạo chậm đổi mới... Nhiều chính sách đối với văn nghệ sĩ đã lạc hậu nhưng chậm được sửa đổi...”

Như vậy, muốn nâng cao nhận thức, năng lực của Đảng,sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như giải pháp mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu, trước tiên phải đổi mới về công tác cán bộ. Vì “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Nhưng trong thực tế người cán bộ trên lĩnh vực văn hóa hiện nay nhiều lúc, nhiều nơi công tác cán bộ chưa đáp ứng được với phong trào. Nên nghị quyết ra đời, chương trình hành động của Chính phủ đề ra rất cụ thể, nhưng tại sao vẫn chưa đi được vào đời sống.

Phải chăng đó là do nhận thức chưa cao, do coi thường văn hóa, do tư duy nhiệm kỳ, do tư duy bàn giấy của các cơ quan chức năng, chỉ cần xây dựng các văn bản, đóng dấu xong, chuyển đi là hoàn thành nhiệm vụ. Còn những văn bản đó ai thực hiện, kinh phí lấy từ đầu, thời gian nào hoàn thành. Cơ quan nào kiểm tra đôn đốc... đã rơi vào quên lãng. Trong khi đó công tác cán bộ của ngành văn hóa chưa được quy chuẩn, thiếu đào tạo chuyên môn. Quản lý văn hóa ở các cấp ít hiểu biết về văn học nghệ thuật, mỗi khi nhận xét đánh giá chất lượng nghệ thuật không sâu. Vì vậy, nhiều tác phẩm nghệ thuật ra đời thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao. Nhiều đơn vị nghệ thuật ở địa phương mỗi khi đến mùa liên hoan hội diễn đều phải đôn đáo đi mời các “thầy” ở trung ương về sáng tác dàn dựng. Trong khi đó các “thầy” phải chạy “sô”, nhiều cấp, nhiều nơi, có “thầy” chỉ đứng tên trong chương trình cho người khác sáng tác dàn dựng. Làm như vậy sẽ dễ cho đơn vị tiện việc nâng chế độ tài chính mỗi khi dự toán và gây sức ép với ban giám khảo trong liên hoan.

Ở cấp quản lý nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn thành lập phòng quản lý văn học. Nhưng hoạt động của phòng này, qua đánh giá của các nhà văn vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước cần phải được quan tâm.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trong bài viết này, tôi xin nêu một số ý kiến để nâng cao xây dựng văn hóa quản lý trên lĩnh vực văn học nghệ thuật như sau:

- Rà soát lại những chương trình hành động của Chính phủ; chiến lược phát triển văn hóa... đã đề ra, để có đánh giá tổng kết những mặt được và chưa được nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục đưa nghị quyết của Đảng vào đời sống.

- Xây dựng tiêu chí cán bộ quản lý văn hóa thông qua trình độ đào tạo về chuyên môn và kiến thức trước khi bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo.

- Xem xét, đánh giá lại chế độ chính sách cho văn nghệ sĩ trong sáng tác và biểu diễn để nghệ sĩ sống được bằng nghề, nhất là những nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật truyền thống.

- Nhà nước cần xây dựng luật bảo vệ văn hóa để đưa văn hóa ngang tầm với kinh tế. Có chính sách bảo vệ văn hóa truyền thống, xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập phát triển.

Bàn về văn hóa quản lý trên lĩnh vực văn học nghệ thuật

Lê Tiến Thọ

Tin liên quan

Tin mới nhất