Lộ diện lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ
(Arttimes) – Những khối tài sản kếch xù của các đại gia xăng dầu dần được lộ diện khiến nhiều người giật mình. Đặc biệt, những ông trùm này rất mê lâu đài và không chỉ ông Phát "dầu" mà tại Phú Thọ có một đại gia xăng dầu khác cũng yêu thích kiểu kiến trúc này.
Khởi công đầu năm 2019, tòa lâu đài được xây dựng làm trụ sở, văn phòng kinh doanh của Công ty TNHH Hải Linh nằm trên trục đường Nguyễn Tất Thành, xã Trưng Vương, Việt Trì gây chú ý rất lớn.
Công ty kiến trúc Trịnh Gia – đơn vị xưng là nhà tư vấn thiết kế lâu đài Hải Linh khẳng định đây là lâu đài lớn nhất Việt Nam với diện tích hơn 13.000m2 sàn xây trên khu đất 3.500m2. Lâu đài gồm 8 tầng (5 tầng chính và 3 tầng chóp). Công ty này cũng tiết lộ tổng mức đầu tư của lâu đài lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đại gia xăng dầu Phú ThọChủ của lâu đài trên là ông Lê Văn Tám (sinh năm 1966), Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Hải Linh. Công ty này ra đời vào giữa năm 2002. Sau hơn 3 năm được cấp phép xuất - nhập khẩu xăng dầu, Hải Linh đã tăng tốc và hiện tại có hơn 60.000 nhân sự khắp cả nước.
Ngoài 7 đơn vị thành viên đang hoạt động trong nước (trong đó tại Phú Thọ có 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hải Linh và Công ty TNHH MTV Dầu khí Hải Linh Tây Bắc), Hải Linh còn có một Công ty thương mại hoạt động tại Singapore và nhiều dự án đang thực hiện
Theo dữ liệu của báo Nhà đầu tư, không chỉ dẫn đầu về mặt doanh thu trong danh sách các công ty tư nhân kinh doanh xăng dầu, Hải Linh cũng đứng đầu về tổng giá trị tài sản, đạt 12.258 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2019.
Đại gia Phát “dầu” Hải PhòngHoành tráng chịu chơi và tốn nhiều chi phí phải kể tới lâu đài của của đại gia Phát "dầu" ở Hải Phòng. Tòa lâu đài trên phố Lê Hồng Phong (Hải An, Hải Phòng) và ở xã Nam Hưng (Tiền Hải, Thái Bình) của đại gia Ngô Văn Phát (SN 1964) đều nguy nga, tráng lệ, xây dựng theo phong cách châu Âu trên khuôn viên hàng nghìn m2.
Người dân tại quận Hải An (Hải Phòng) chia sẻ, tòa lâu đài của đại gia Phát "dầu" được xây dựng kéo dài trong nhiều năm. Khi hoàn thiện, tòa nhà nổi bật nhất khu vực, tọa lạc tại nút giao thông trên trục đường đẹp nhất thành phố. Bất cứ ai đi qua đều trầm trồ với vẻ đẹp lộng lẫy của tòa nhà.
Lâu đài nguy nga ở Hải PhòngMới đây, Công an huyện Thủy Nguyên - TP Hải Phòng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Ngô Văn Phát (SN 1964, quê huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xăng dầu Phát về tội "Mua bán trái phép hóa đơn". Đồng thời khám xét tòa lâu đài số 9 Lê Hồng Phong (quận Hải An, TP Hải Phòng).
Đại gia bất động sản miền TâyKhông chỉ là đại gia xăng dầu, ông Trịnh Sướng còn là đại gia bất động sản miền Tây. Khoảng 2 năm nay, bạn bè thấy ông Sướng hay bàn bạc với đối tác về bản đồ quy hoạch nhà đất ở Sóc Trăng. Đại gia xăng dầu sau đó đầu tư vào bất động sản, mua lại nhà hàng, khách sạn của những người kinh doanh không thành công.
Trịnh Sướng đã sở hữu gần 60 thửa đất với tổng diện tích gần 46.000 m2 ở khắp các phường trên địa bàn TP. Sóc Trăng. Đa số đất này nằm ở mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, Trương Công Định, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Mạc Đĩnh Chi... Ngoài 30 nền nhà trong khu đô thị 5A, những thửa đất còn lại đều có cây xăng, nhà hàng và khách sạn.
Đại gia sở hữu hàng loạt bất động sảnNăm 2019, vụ sản xuất buôn bán xăng giả của đại gia xăng dầu Trịnh Sướng đã gây xôn xao dư luận khi từ năm 2017 đến thời điểm bị bắt (ngày 02/06/2019), công ty Trịnh Sướng đã pha chế, sản xuất hơn 137 lít xăng giả các loại, tương đương giá trị hàng thật là 2.492 tỷ đồng .
Được biết, Trịnh Sướng xuất thân trong một gia đình đông anh em ở thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Sau khi cưới vợ, Tám Sướng bắt đầu kinh doanh xăng dầu và phất lên rất nhanh, sở hữu rất nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở nhiều tỉnh, cùng hàng chục xe vận tải và sà lan chở xăng dầu.
Bầu Đức vẫn siêu giàuÔng Đoàn Nguyên Đức từng là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm 2008 và 2009, với tài sản khi đó khoảng 6,2 nghìn tỷ đồng. Sau đó, vị trí giàu nhất từ 2010 tới giờ thuộc về tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (HAG), ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) vừa đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu HAG trong khoảng thời gian từ 19-30/10 với mục tiêu nhằm tăng khối lượng sở hữu.
Nếu giao dịch thành công, Bầu Đức sẽ tăng cổ phần tại HAGL từ 326,7 triệu cổ phiếu lên 376,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ tăng từ 35,23% lên 40,62% vốn. Khối tài sản quy từ cổ phiếu của Bầu Đức sẽ tăng từ mức 1.643 tỷ đồng lên 1.894 tỷ đồng và vẫn thuộc top siêu giàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong một thập kỷ vừa qua, các doanh nghiệp của Bầu Đức gặp rất nhiều khó khăn do đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực. Cú đảo chiều từ bất động sản và thủy điện sang lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có trồng cây cao su đã không được như kỳ vọng. Giá cao su giảm mạnh khiến những tính toán của Bầu Đức không trở thành hiện thực.
Những dự án nuôi bò, trồng mía, trồng ớt… để lấy ngắn nuôi dài cũng không có kết quả như mong muốn. Ông Đức đã bán mảng trồng mía cho Thành Thành Công của nhà ông Đặng Văn Thành.
Hiện, HAGL tập trung vào mảng chủ lực là cây ăn trái với sự hỗ trợ từ một cổ đông lớn mới là Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương. Bầu Đức tham vọng xây dựng một đế chế nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á.
Sự ổn định tương đối trở lại của HAGL giúp giá cổ phiếu HAG hồi phục. Bên cạnh đó, Bầu Đức vẫn còn giữ lại được vườn cao su rộng lớn lên tới hơn 30 nghìn hecta, dự kiến sẽ được khai thác toàn bộ vào 2022.
Núi tiền nghìn tỷ đổ về túi tỷ phúCổ phiếu HPG của ông Trần Đình Long tăng giá khá mạnh sáng 15/10 và lên đỉnh cao lịch sử: gần 30.000 đồng/cp (giá điều chỉnh). Tính trong 6 tháng qua, cổ phiếu HPG đã tăng gần gấp đôi, giúp vốn hóa của tập đoàn này tăng thêm khoảng 46 nghìn tỷ đồng. Tài sản của ông Long cũng tăng mạnh lên ngưỡng 1,4 tỷ USD (tính tới hết 14/10).
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long vừa báo lợi nhuận quý III tăng gấp đôi so với cùng kỳ và lên mức cao nhất lịch sử 30 năm hoạt động của doanh nghiệp này: 3.785 tỷ đồng. Cũng trong quý III, HPG ghi nhận doanh thu tăng gần 63% lên 24,9 nghìn tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).
Trong khi đó, cổ phiếu Techcombank (TCB) của tỷ phú Hồ Hùng Anh cũng tăng mạnh. Ông Hồ Hùng Anh hiện nắm giữ hơn 39 triệu cổ phiếu TCB, gián tiếp sở hữu gần 250 triệu cổ phiếu Masan (MSN) với tổng cộng tài sản quy từ cổ phiếu trị giá hơn 31 ngàn tỷ đồng.
Trong phiên 14/10, cổ phiếu Techcombank tăng sát trần và sáng nay 15/10 tiếp tục tăng mạnh thêm khoảng 2,2% lên mức 23.350 đồng/cp và lên mức cao nhất trong 6 tháng qua. Tài sản của ông Hùng Anh tăng mạnh lên mức 1,5 tỷ USD.
Nguyễn Thủy (TH) NoneBình luận