Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau nã pháo vào đội cứu hộ ở vùng vỡ đập thủy điện

Điện Kremlin cáo buộc Ukraine nã pháo vào các nhân viên cứu hộ ở khu vực bị ngập lụt sau khi đập Kakhovka vỡ. Trong khi đó, Kiev tố các lực lượng Nga tấn công nhằm vào khu vực ngập lụt do Ukraine kiểm soát. 

Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau nã pháo vào đội cứu hộ ở vùng vỡ đập thủy điện - 1

Điện Kremlin cáo buộc quân đội Ukraine nã pháo vào đội cứu hộ Nga tại khu vực bị ảnh hưởng do vỡ đập thủy điện ở Kherson. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 8/6 cho biết, các nhân viên cứu hộ của Nga ở vùng Kherson đang làm việc hết mình để hỗ trợ người dân nhưng quân đội Ukraine đang khiến công việc của họ trở nên nguy hiểm hơn. 

"Khó khăn là ở nhiều khu vực, lực lượng cứu hộ Nga buộc phải làm việc trong điều kiện bị nã pháo liên tục từ phía quân đội Ukraine. Điều này khiến công việc của đội cứu hộ thêm phức tạp", ông Peskov nói với các phóng viên. 

Phát ngôn viên Điện Kremlin còn cho biết, ông Putin đang theo dõi sát sao tình hình trong khu vực bị ảnh hưởng do vỡ đập thủy điện.

Ngược lại, các quan chức Ukraine ngày 7/6 cũng cáo buộc các lực lượng Nga nã pháo vào nhân viên cứu hộ Ukraine tại khu vực bờ tây sông Dnipro hiện do Kiev kiểm soát.  

Vụ vỡ đập Kakhovka ngày 6/6 gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở vùng hạ lưu sông Dnipro. Hàng nghìn người phải sơ tán khi nước dâng cao ở các khu định cư 2 bên bờ sông.

Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau về vụ vỡ đập và thực hiện nỗ lực sơ tán hàng loạt ở cả 2 bên bờ sông Dnipro. Ông Peskov cáo buộc Ukraine "cố ý phá hoại" nhằm tước đoạt nguồn nước của bán đảo Crimea và đánh lạc hướng sự chú ý khỏi cuộc phản công bất thành của Kiev ở vùng Donbass.

Ukraine phủ nhận trách nhiệm, cáo buộc phía Nga làm nổ tung con đập để ngăn cản bước tiến của quân đội Ukraine.

Lâm Nhã Du - Reuters

Tin liên quan

Tin mới nhất

Xuất bản lần thứ 2 cuốn “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình

Xuất bản lần thứ 2 cuốn “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình

Trong lịch sử ngoại giao thế giới, Hội nghị Paris về Việt Nam là cuộc hội đàm kéo dài ngày nhất, ròng rã 4 năm, từ năm 1968 đến năm 1973. Hội nghị có 4 trưởng đoàn, trong đó có duy nhất một nữ trưởng đoàn - bà Nguyễn Thị Bình - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao – Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

“Suối Cọp” của Hữu Ước - thành công mới của tiểu thuyết  về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

“Suối Cọp” của Hữu Ước - thành công mới của tiểu thuyết về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Tiểu thuyết “Suối Cọp” của nhà văn Hữu Ước được xuất bản lần đầu năm 2022, lần tái bản gần đây nhất là vào tháng 4 năm 2024, do nhà xuất bản Hội Nhà văn thực hiện. Tiểu thuyết gây tiếng vang lớn, được nhiều người tìm đọc, tiểu thuyết cũng được dịch ra tiếng nước ngoài, xuất bản tại Hungary, Mỹ và Thụy Điển…